Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu
1.3.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng cuộc sống đi lên thì nhu cầu về chất lượng sản phẩm cũng địi hỏi cao hơn. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm trở thành yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp vì chất lượng sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, khi sản phẩm khơng cịn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ ngay lập tức sẽ chuyển sang sản phẩm thay thế chất lượng hơn. Chất lượng sản phẩm góp phần tạo chỗ đứng cho cơng ty trên thị trường.
Yếu tố con người
Trong hoạt động kinh doanh, một hoạt động kinh doanh có thành cơng hay khơng thì yếu tố quyết định phải kể đến là con người. Việc đảm bảo rằng cán bộ nhân viên trong công ty không những giỏi về chun mơn mà cịn có kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu, phản ứng linh hoạt trước những tình huống bất ngờ xảy ra ,còn tận tụy với nghề là một điều hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có một số nhân viên chưa hiểu rõ về nghiệp vụ, cũng như thiếu kinh nghiệm sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp không những khơng đạt hiệu quả mà cịn làm giảm khả năng cạnh tranh, hạn chế tiềm lực của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả hay khơng thì phần lớn là nhờ vào năng lực của đội
ngũ nhân viên. Do đó ngay từ đầu doanh nghiệp chú trọng vào đầu vào của mình.
Yếu tố nguồn vốn và cơng nghệ
Vốn là tiền, là tài sản, là tiềm lực kinh tế và là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, và là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Nguồn vốn doanh nghiệp càng lớn, thì doanh nghiệp lại càng có lợi thế trên thị trường. Có vốn lớn đồng nghĩa với doanh nghiệp có thể có khả năng tiếp cận và nắm bắt những thời cơ trong kinh doanh của mình.
Ngồi ra những nguồn vốn của doanh nghiệp cịn có như trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật,… . Nếu tài sản cố định như trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng chất lượng, càng hiện đại, sẽ góp phần làm q trình xử lý dữ liệu có hiệu quả hơn , thực hiện q trình sản xuất năng suất và đạt hiệu quả cao hơn.
Chiến lược kinh doanh
Một chiến lược kinh doanh của công ty cần bao gồm: mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và các chính sách, biện pháp trong thời gian cụ thể để đạt được các mục tiêu đó. Với nền kinh tế thị trường tự do, có độ mở lớn như ngày nay, các công ty thương mại và sản xuất đã và đang phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn lớn chưa từng có từ một môi trường kinh doanh đầy biến động. Điều này đã làm khuếch đại các khoản chi phí để phịng ngừa tổn thất cho cơng ty. Do đó, trước những bất trắc của quá trình kinh doanh hiện đại, chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh chi tiết, phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty đang là việc làm mang ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết. Giúp cho cơng ty nhanh chóng thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới và đối phó với những thay đổi phức tạp, khó lường của thị trường.
Sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm mà doanh nghiệp thương mại kinh doanh sẽ là ngành hàng mà doanh nghiệp làm chức năng lưu thơng hàng hóa. Do đó phải là ngành hàng có tồn tại nhu cầu trao đổi hàng hóa thì khi đó doanh nghiệp thương mới có thể đứng ra khơi thơng dịng vận chuyển, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng có nhu cầu. Đối với mỗi sản phẩm hàng hóa, khách hàng có quyền địi hỏi doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các thơng tin cơ bản trước khi mua; và có quyền đặt ra các tiêu chuẩn đối với sản phẩm như: bao bì mang nhãn mác chứng minh được tiêu chuẩn chất lượng; thiết kế sản phẩm phải đa năng, phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện đại; giá bán thì hợp lý hoặc ở mức có thể chấp nhận được. Vì thế, cách doanh nghiệp bán hàng cần đặc biệt chú ý đến khâu cách tân, đổi mới sản phẩm thường xuyên. Nắm bắt được những đặc điểm thu hút của hàng hóa kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội để gây dựng được mạng lưới khách hàng phong phú, rộng khắp. Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thì chất lượng nguồn hàng và những yếu tố cố hữu tại thị
trường đầu vào sẽ quyết định chất lượng của thị trường đầu ra và mức chi phí dành cho hoạt động nhập khẩu. Để có hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định, doanh nghiệp thương mại cần mở rộng mạng lưới kinh doanh, đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất như xây dựng thêm kho hàng, kho dự trữ và bảo quản hàng hóa. Ngồi ra, nên tăng cường tạo dựng các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật - thương mại với các nhà cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu đầu vào để dần dần nâng cao chất lượng và khối lượng các mặt hàng nhập khẩu.