Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa của công ty tnhh thực phẩm trường sinh việt nam (Trang 32 - 37)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu

1.3.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Yếu tố chính trị, pháp luật

Mỗi quốc gia khi tiến hành hoạt động ngoại thương sẽ thông qua các chủ thể ở hai quốc gia hoặc các môi trường khác nhau. Các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình giao dịch thương mại quốc tế trước tiên đều phải tuân thủ các Công ước, luật pháp quốc tế và luật pháp giữa các nước cùng giam gia giao lưu, trao đổi. Vì thế trước khi tham gia vào quá trình nhập khẩu hàng hóa, cần phải thực hiện nghiên cứu các yếu tố cơ bản như:

- Quy định cụ thể các loại hàng hóa được khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu, hoặc cấm nhập khẩu các mặt hàng có trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được chính phủ quy định. Mỗi quốc gia khác nhau đều có quy định luật pháp khác nhau cho từng hàng hóa.

- Quy định về quyền và nghĩa vụ thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa. - Các quy định chung về chuẩn mức hàng hóa, chất lượng hàng hóa,… do pháp luật, cơng ước hay quy ước quốc tế đề ra.

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng là hoạt động giao dịch, buôn bán, trao đổi thương mại mang tính chất quốc tế nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp của bản thân các quốc gia tham gia cũng như chính trị, pháp luật quốc tế. Vì vậy các cơng ty kinh doanh xuất nhập khẩu địi hỏi phải tuân thủ các quy định của các quốc gia liên quan, các tập quán và pháp luật quốc tế.

Khi Việt Nam gia nhập ASEAN, nền kinh tế được mở cửa khiến việc giao thương giữa các nước trở nên dễ dàng hơn, tạo tiền đề cho xuất nhập khẩu phát triển. Các chính sách trong nước ngày càng được đơn giản hóa giúp cơng ty bớt gánh nặng và sức ép của chính phủ, thuận lợi cho việc vươn cao phát triển trên thị trường trong nước và quốc tế.

Mơi trường chính trị ổn định có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Mơi trường tốt sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau, giữa các chủ thể kinh tế với nhau.

Yếu tố tỉ giá hối đoái

Tỷ giá hối đối có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Mọi việc tính giá, thanh tốn trong kinh doanh nhập khẩu đều sử dụng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái quyết định đến giá trị mặt hàng lên phương án kinh doanh, chọn đồng tiền thanh toán.

Tỷ giá hối đối khơng cố định sẽ có sự thay đổi và chênh lệch lên xuống. Chính vì vậy cơng ty cần phải nghiên cứu, phân tích và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra cac quyết đinh phù hợp với cho việc nhập khẩu.

Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Hệ thống cảng biển phục vụ việc mua bán hàng hóa quốc tế của nước ta được xây dựng và trang bị an toàn. Đảm bảo tốt nhất cho quá trình vận chuyển tránh hư hỏng, va chạm… an toàn tuyệt đối.

Hệ thống bảo hiểm được áp dụng với các hợp đồng của công ty mang lại lợi ích tối đa cho cơng ty để tránh được những rủi ro bất ngờ trong quá trình nhập khẩu như: cháy nổ, mất cắp, thiên tai, mắc cạn, đắm chìm…vượt q sự kiểm sốt của con người. Việc mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu đối với cơng ty là cần thiết vì các đối tác của công ty chủ yếu sẽ vận chuyển bằng đường biển.

Hệ thống ngân hàng Vietcombank ln hỗ trợ tối đa để hồn thành các thủ tục nhập khẩu nên việc công ty liên kết mở tài khoản là phù hợp để đảm bảo thời gian nhanh chóng và an tồn trong mọi bảo mật thơng tin. Bên cạnh đó ngân hàng cịn cung cấp các dịch vụ vay vốn để hỗ trợ công ty cũng như thúc đây việc phát triển công ty.

Đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh liên quan đến việc xác định đối thủ của doanh nghiệp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ; đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ của họ. Bằng cách nhìn vào các đối thủ cạnh tranh lớn nhất, doanh nghiệp có thể thấy các sản phẩm và dịch vụ của mình đang đứng đâu so với đối thủ. Nó cũng giúp doanh nghiệp xác định xu hướng thị trường mà có thể đã bị thiếu.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Một đối thủ cạnh tranh trực tiếp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự doanh nghiệp. Hai bên nhắm vào cùng một thị trường mục tiêu và cơ sở khách hàng, với cùng mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và thị phần. Điều này có nghĩa là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp đang bán các sản phẩm giống như bạn, trong một mơ hình phân phối tương tự như bạn. Nếu doanh nghiệp không tiến hành các nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình, có thể sẽ tụt lại so với đối thủ.

Tuy nhiên, khách hàng sẽ mua sắm sẽ quan tâm đế nhiều thứ: địa điểm, cấp độ dịch vụ và tính năng sản phẩm khi xem xét việc mua hàng. Nhưng họ sẽ không nhất thiết chọn cùng một hỗn hợp các tùy chọn này trong mọi so sánh. Họ có thể sẽ khám

phá càng nhiều tùy chọn càng tốt để đáp ứng nhu cầu của họ, có thể bao gồm việc xem xét một mơ hình dịch vụ khác hoặc một sản phẩm khác hoàn toàn. Đây là nơi cạnh tranh trở thành một yếu tố quan trọng. Nơi có cạnh tranh tiềm năng là yếu tố chính trong việc xác định thị trường mạnh nhất cho các giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là một công ty khác cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự, giống như đối thủ cạnh tranh trực tiếp; tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là khác nhau. Những đối thủ này đang tìm cách tăng doanh thu với một chiến lược khác.

Gần như mọi công ty đều tham gia với một hình thức cạnh tranh gián tiếp.Bằng cách phác thảo tất cả những tiềm năng khách hàng để có thể điều chỉnh và đáp ứng hoạt động Marketing của doanh nghiệp để tăng mức độ cạnh tranh, tạo lợi thế cho sản phẩm và dịch vụ.

Đối thủ thay thế

Đối thủ cạnh tranh thay thế là một số các công ty khác trên thị trường, đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng có thể lựa chọn để thay thế cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Khái niệm quan trọng của đối thủ thay thế là họ đang sử dụng cùng một tài nguyên để mua sản phẩm hay dịch vụ thay thế có thể đã được sử dụng để mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Giá cả

So với sản phẩm nội địa, các sản phẩm nhập khẩu do sản xuất từ nước ngoài, sự chênh lệch về tỷ giá và sức mua đồng tiền, làm cho các sản phẩm nhập khẩu có mức giá cao, thêm vào đó chi phí vận chuyển và các chi phí phát sinh trong q trình vận chuyển khiến cho mức giá của sản phẩm bị áp giá cao. Việc giá sản phẩm cao, khiến cho người tiêu dùng quan ngại nhiều hơn và hạn chế sức mua các sản phẩm nhập khẩu, họ sẽ tăng mua những sản phẩm nội địa hơn.

Do tính mùa vụ của sản phẩm sâm, hay những yếu tố khác nhau dấn đến sự thiếu hụt trong nguồn cung dễ làm cho giá nông sản lên xuống thất thường. Vào những lúc chính vụ, nguồn cung nơng sản dồi dào thì giá thấp. Ngược lại, vào những lúc trái vụ, hàng thường khan hiếm, thì giá bán sẽ tăng cao.

Bên cạnh đó, do đặc tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sản thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, giá biến động làm cho hoạt động xuất khẩu nông sản phải thường xuyên đối mặt với tình trạng được mùa mất giá. Với đặc điểm trên giá xuất khẩu nông sản sẽ gặp biến động khó lường nhất là khi quốc gia nhập khẩu có những chính sách ưu đãi hoặc hạn chế về nhập khẩu nông sản dẫn đến việc tăng hay giảm giá tại các thời điểm khác nhau

Khi đời sống ngày một nâng cao, nhu cầu về sức khỏe ngày càng được đặt lên hàng đầu. Điều này dẫn đến hàng hóa ra vào lãnh thổ hải quan của mỗi quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam trở nên ngày một siết chặt. Hàng hóa địi hỏi có xuất xứ rõ ràng, kiểm tra sát sao chất lượng và thành phần của sản phẩm đối với hàng hóa là thực phẩm. Điều này làm qua thủ tục hải quan nghiêm ngặt và tốn nhiều thời gian hơn trong quy trình nhập khẩu hàng hóa.

Yếu tố tự nhiên

Chủ yếu các mặt hàng đều được vận chuyển từ lãnh thổ hải quan nước xuất khẩu đến lãnh thổ hải quan nước nhập khẩu thơng qua vận tải biển. Bởi hình thức vận tải này tiết kiệm chi phí hơn vận tải đường hàng khơng, và tối ưu hơn các hình thức vận chuyển bằng đường bộ. Cho nên vào những tháng mưa bão, vận tải biển có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, dẫn đến giao hàng không đúng thời gian, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu đang cần hàng để kinh doanh. Ngồi ra, một tố yếu tố mang tính bất khả kháng tuy rất hiếm khi xảy xa nhưng khi xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, như động đất, thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố… Điển hình là từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Việt nam đã và đang trở thành điểm sáng trong khu vực và thế giới trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh cũng như sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ, nhanh chóng trong và sau đại dịch. Đây là thuận lợi cho xuất nhập khẩu trong nước trong nước và cơng ty nói riêng.

Yếu tố văn hóa – xã hội

Thói quen tiêu dùng của con người dù là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay lĩnh vực tiêu dùng cá nhân thì đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố thuộc về văn hóa, xã hội, bao gồm:

- Chuẩn mực đạo đức, quan niệm sống

- Quy mơ dân số, mật độ dân số, tình hình biến động của quy mơ, tỷ lệ sinh – tử, đặc điểm của tháp dân số

- Vấn đề di cư và nhập cư của quốc gia, vùng lãnh thổ

- Mức sống dân cư; sự phân bố thu nhập giữa các nhóm người và các vùng địa lý trong cùng một quốc gia

- Vấn đề việc làm và phát triển việc làm

- Vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng, tập qn địa phương

Mặc dù q trình chuyển biến diễn ra chậm hơn và khơng rõ ràng như sự thay đổi của hệ thống luật pháp, nhưng các thay đổi trong các yếu tố văn hóa – xã hội cũng thường mang đến cả nguy và cơ cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Đặc biệt là kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu sản phẩm thiết yếu, các mặt hàng có địi hỏi về tiêu chuẩn tơn giáo, tiêu chuẩn xã hội đặc thù… thì cần phải có sự hiểu biết sâu

rộng về truyền thống, thói quen tiêu dùng cũng như tập quán địa phương của nơi mình tiến hành kinh doanh.

Chương 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HĨA CỦA CƠNG TY

TNHH THỰC PHẨM TRƯỜNG SINH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa của công ty tnhh thực phẩm trường sinh việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)