Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
2.3. Tình hình nhập khẩu của cơng ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam
Nam giai đoạn 2019-2021
2.3.1. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
Sau khoảng thời gian 6 năm hình thành và phát triển, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đạt được những thành tựu đáng kể. Công ty luôn cố gắng, tích cực đưa những sản phẩm của mình để nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm. Hiện nay số lượng mặt hàng của công ty đã đa dạng và đáp ứng được yêu cầu từ nhiều khách hàng. Điều này đã được chứng minh thông qua việc lượng nhập khẩu tăng đều qua các năm của công ty, nhiều nhất là Sâm Maca Đen, Maca Đỏ, Maca Vàng là những sản phẩm mà hiện nay người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình cơng ty đã khơng ngừng nỗ lực hợp tác với các đối tác lớn nước ngoài để nhập khẩu những sản phẩm có chất lượng tốt. Cơng ty ln đặt uy tín lên hàng đầu, ln tìm và đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm ngon nhất, chất lượng nhất, tốt nhất và giá cả hợp lý nhất để nhiều người có thể sử dụng sản phẩm của cơng ty mà không quá lo ngại về vấn đề giá thành sản phẩm. Tất cả vì lợi ích của khách hàng- người tiêu dùng.
Dưới đây là bảng kim ngạch nhập của Công ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam giai đoạn 2019-2021.
Bảng 2.3. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: tỷ đồng
Sản phẩm
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Sâm Maca Đen 3,28 31,91 4,24 31,95 6,37 35,37 Sâm Maca Đỏ 2,26 21,98 3,06 23,06 4,17 23,15 Sâm Maca Vàng 1,93 18,77 2,78 20,95 3,86 21,43 Hạt chia Inka 1,47 14,30 1,64 12,36 1,83 10,16 Hạt diêm mạch Quinua Andes 1,34 13,04 1,55 11,68 1,78 9,88 Tổng 10,28 100 13,27 100 18,01 100
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Theo bảng số liệu và hình trên, giá trị nhập khẩu của cơng ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam trong giai đoạn 2019-2021 có sự thay đổi. Cụ thể:
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu công ty những năm 2019-2021 đã cho chúng ta thấy công ty đã và đang xây dựng được một cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tương đối phù hợp với tình trạng và điều kiện phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Tất cả các loại sản phẩm Sâm đều có xu hướng nhập khẩu tăng trong từng năm, trong đó các loại Sâm Maca Đen chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là các mặt hàng Hạt Chia, Hạt Diêm Mạch.
Từ bảng trên ta nhận thấy tổng giá trị nhập khẩu từ năm 2019-2021 có giá trị tăng từ 10,28 tỷ đồng lên 18,01 tỷ đồng. Sâm Maca Đen, từ năm 2019-2021 tăng khoảng 3.06 tỷ đồng. Sâm Maca Đỏ được nhập khẩu nhiều thứ hai, từ năm 2019-2021
tăng lên khoảng 1,91 tỷ đồng. Maca Đỏ có đầy đủ cơng dụng như Maca Vàng nhưng có nhiều sự khác biệt về dinh dưỡng, Maca Đỏ dễ hấp thụ với người mới sử dụng đặc biệt là trẻ em và phụ nữ (Maca for Women). Và so với 2 loại Maca trên thì Maca Vàng được nhập khẩu ít hơn bởi Maca Vàng có sản lượng lớn, chiếm tới 60% dù trồng bằng hạt của bất kỳ cây có củ màu sắc nào, Maca Vàng là loại phổ biến nhất và nó đại diện cho các tính năng cơ bản của Maca nói chung.
Sâm Maca được trồng chủ yếu ở Peru và ở Trung Quốc, nhưng công ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam chỉ nhập khẩu sâm ở Peru là do Maca Peru là một loại Thảo dược được trồng nhiều ở dãy núi Andes. Nhờ Maca có thể sinh trưởng trên những vùng đất khô cằn của dãy Andes, điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng Lepidium Meyenii vẫn phát triển tốt và tích lũy trong rễ củ của mình những tinh túy quý giá của thiên nhiên. Kim ngạch nhập khẩu Sâm Maca Peru tăng là do xã hội phát triển, vấn đề sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm, con người thường quan tâm chăm sóc sức khỏe của mình nhiều hơn so với trước đây. Và do năm 2020-2021 ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến sức khỏe của con người ngày càng suy giảm, giảm hệ miễn dịch và đặc biệt là ảnh hưởng của hậu Covid-19 nên những sản phẩm chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú trọng. Sản phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi nên nhu cầu về sâm Maca càng tăng cao hơn. Năm 2020-2021 nhập khẩu trở nên khó khăn do dịch bệnh, Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội nhưng kim ngạch nhập khẩu Sâm Maca vẫn tăng. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng bởi tuy dịch bệnh nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều doanh thu của công ty.
Theo sau các loại Sâm Maca là Hạt chia Inka , từ năm 2019-2021, có xu hướng tăng, nhưng tăng chậm khoảng 0,36 tỷ đồng, và Hạt diêm mạch Quinua Andes, từ năm 2019-2021 tăng khoảng 0,44 tỷ đồng. Hai loại hạt này giàu chất dinh dưỡng; có hàm lượng protein cao nhất trong các loại hạt lương thực, phòng chống , ngăn ngừa nhiều bệnh tật; ngăn ngừa các bệnh về tim mạch,cải thiện sức khỏe xương, răng, giảm nguy cơ cao huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch... Đều là những sản phẩm sạch, lành tính và tốt cho sức khỏe.
Hạt chia Inka và Hạt diêm mạch Quinua Andes tăng chậm là do thị trường nhập khẩu hạt chia và hạt diêm mạch ngày càng nhiều, gây bão hòa , mất giá.
Hạt dinh dưỡng tốt nhất là hạt được trồng ở vùng có thổ nhưỡng tốt nhất, tốt nhất ở ở Peru , tiếp theo là Mỹ và cuối cùng là Úc. Nhưng vì người dân và những người làm kinh tế ở Peru họ không giỏi về Marketing nên ở trên thị trường vẫn luôn hiểu nhầm rằng hạt chia Úc và hạt chia Mỹ là tốt nhất. Khơng vì thế mà cơng ty Trường Sinh theo quan điểm trên thị trường là nhập hạt chia Úc hay Mĩ, công ty vẫn tin tưởng và lựa chọn kinh doanh hạt chia Peru. Thực tế cho thấy hạt chia của Úc, Mỹ nhỏ hơn hạt chia của Peru và chất dinh dưỡng của hạt chia Peru cũng nổi trội hơn. Hạt chia là sản phẩm
quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Hạt chia được dùng để nấu chè, làm đẹp, giảm cân, làm bánh, làm xôi…bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Hạt diêm mạch Quinua Andes, có ba màu: Trắng, đỏ, đen. Hạt diêm mạch đỏ là hạt thơm nhất nhưng lại dễ mốc nhất. Hạt diêm mạch thường để nấu thành xôi, cơm, ăn salat. Là loại hạt cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể
Thị trường là luôn khắc nghiệt, luôn luôn thay đổi, ln xoay vịng.Việc nhập khẩu Hạt chia và hạt diêm mạch của cơng ty Trường Sinh có xu hướng tăng chậm là do thấy được tiềm năng của Sâm Maca quá lớn. Cùng với sự phát triển của thị trường, hạt chia và hạt diêm mạch có sự tụt hậu hơn, có sự cạnh tranh quá khắt khe, cạnh tranh về giá mạnh, hạt chia và hạt diêm mạch ngày càng mất giá.
Ta thấy rõ được chất lượng sản phẩm bán ra cũng như thị trường phân phối của công ty được đẩy mạnh hơn thông qua kim ngạch nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu tiềm năng mà công ty luôn tin cậy là Peru vì quốc gia này ln đảm bảo về chất lượng cũng như với mức giá cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác nên luôn mang lại cho bên cơng ty những lợi ích nhất định. Tìm được nhà xuất khẩu mang lại sản phẩm chất lượng và giá cả phải chăng nên lượng nhập và các đối tác của công ty cũng tăng đều qua các năm. Hiện nay lượng tiêu thụ của công ty đã được mở rộng đến với các đại lý, nhà phân phối dược phẩm sang các khu vực lân cận. Luôn đặt sự tin tưởng của khách hàng lên hàng đầu nên công ty luôn dẫn đầu trong ngành kinh doanh thương mại dược phẩm trong tỉnh.
Năm 2020 của nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi tồn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Đại dịch Covid-19 không những làm suy giảm kinh tế của Việt Nam mà còn suy giảm đến nền kinh tế của Thế giới. Trong khoảng 2 năm 2020-2021 Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Đặc biệt trong khoảng 6 tháng đầu năm 2020 khi đối mặt với những ca nhiễm đầu tiên thì Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong việc kiểm sốt dịch bệnh, khơng phản ứng kịp trước tình hình của dịch bệnh, thực hiện dãn cách xã hội gặp nhiều khó khăn. Trong sáu tháng đầu năm 2020, việc mua bán của công ty cũng gặp nhiều khó khăn, người mua muốn mua sản phẩm nhưng công ty không thể gửi hàng ngay cho khách hàng được mà phải đợi cho đến khi chỗ của họ hết dãn cách cơng ty mới có thể gửi hàng được hoặc có những đơn hàng đặt nhưng ở kho của công ty cũng bị dãn cách nên cũng không thể gửi hàng bởi đây là sản phẩm dùng trực tiếp, đến chốt thì sẽ hay phun khử khuẩn sẽ khơng đảm bảo về chất lượng sản phẩm đã dẫn đến công ty bị bỏ lỡ một vài khách hàng lớn.
Nhưng sản phẩm sâm Maca và hạt dinh dưỡng được nhiều khách hàng ở các tỉnh tin dùng nên công ty vẫn giữ chân được những khách hàng ở các tỉnh không bị dãn cách. Những tháng cuối năm 2020 doanh thu của công ty tăng lên đáng kể. Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu của cơng ty năm 2020 tăng khoảng 2,99 tỷ đồng so với năm 2019.
Đến năm 2021, nhờ dự đốn được tình hình nên công ty đã nhập khẩu nhiều lượng sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng. Đúng như dự đốn thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng tăng nhanh chóng bởi người tiêu dùng cần những sản phẩm để hồi phục sức khỏe hậu Covid. Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5/2021, Việt Nam lại đối mặt với đợt bùng dịch lần thứ tư, đặc biệt là ở Bắc Ninh. Nhưng nhờ chính sách kiểm soát dịch tốt của tỉnh nên Bắc Ninh cũng nhanh chóng vượt qua dãn cách, khơi phục lại nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Năm 2021 tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng khoảng 4,74 tỷ đồng so với năm 2020.
Không những Việt Nam mà Peru cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ dịch bệnh Covid-19 nên sẽ càng khó khăn hơn trong việc nhập khẩu hàng hóa. Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng Peru cũng đóng cửa, ngừng mua bán trao đổi để thực hiện biện pháp phòng dịch.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện rõ tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm của công ty qua các năm:
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm của công ty qua các năm
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu) Qua biểu đồ trên, ta thấy các sản phẩm của công ty thay đổi theo từng năm. Tốc
độ tăng trưởng của sâm Maca Vàng tăng rõ rệt, tốc độ tăng trưởng năm 2020 so với năm 2019 khoảng 144,04% và tốc độ tăng trưởng năm 2021 so với năm 2019 tăng 200%, do sâm Maca thể hiện những đặc tính chung nhất, ai cũng có thể sử dụng nên tốc độ tăng trưởng của sâm Maca Vàng tăng rõ rệt và không kén người sử dụng. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 so với năm 2019 của Sâm Maca đen khoảng 194,21%. Hạt chia Inka có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, năm 2021 so với năm 2019 khoảng 111,57%.
2.3.2. Số hợp đồng nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu đã thể hiện rõ một phần nào đó của hoạt động nhập khẩu tại công ty Trường Sinh. Dưới đây là tổng số hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của cơng ty trong những năm gần đây.
Biểu đồ 2.2. Tổng số hợp đồng khẩu hàng hóa của cơng ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam 2019-2021
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Số hợp đồng nhập khẩu của công ty không nhiều như những công ty khác là do khoảng cách từ Nam Mỹ về tới Việt Nam là rất xa, chi phí vận chuyển rất tốn kém. Trung bình để nhập khẩu một lơ hàng từ Peru về Việt Nam mất khoảng 35-45 ngày nếu thuận lợi. Vì thế, cơng ty ln phải lường trước và dự trù lượng hàng nhập khẩu để khơng bị chậm trễ tiến độ. Nhìn vào lượng hàng bán được của lần nhập trước để dự tính lượng hàng cần nhập cho lần sau.
Biểu đồ trên thể hiện số hợp đồng nhập khẩu qua các năm của công ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam, ta có thể thấy số lượng hợp đồng nhập khẩu có xu hướng tăng qua các năm từ 8 hợp đồng lên 16 hợp đồng. Có sự tăng lên về số lượng hợp đồng là do tuy đầu năm 2020 Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid- 19, năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với
kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Năm 2019 lượng hợp đồng là thấp nhất so với các năm 2020 và 2021 có 8 hợp đồng, đây là những năm đầu mới thành lập do sự dè chừng về tài chính và số lượng đối tác chưa mở rộng nên số lượng hợp đồng nhập khẩu tăng không đáng kể.
Từ năm 2019-2020 số hợp đồng nhập khẩu tăng 8 hợp đồng tăng khoảng 25% so với năm 2019, là khoảng 6 tháng đầu năm 2020 ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19 dẫn đến việc trao đổi thương mại trở nên khó khăn, và sau sáu tháng nhờ kiểm soát dịch tốt nên việc kinh doanh nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn và phát triển hơn.
Đến năm 2021 số lượng hợp đồng là cao nhất 16 hợp đồng tăng gấp đôi so với năm 2019, sự tăng lên về số lượng hợp đồng nhập khẩu là do ảnh hưởng của Covid-19, cũng như nhằm cải thiện sức khỏe, nhu cầu sử dụng các thực phẩm chức năng ngày càng được tăng cao, nhờ chất lượng sản phẩm tốt, giá cả phải chăng, chiến lược Marketing đúng đắn đã giúp cho công ty nhập khẩu được nhiều sâm Maca hơn. Số hợp đồng tăng lên bởi công ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam đã tạo dựng cho khách hàng được chỗ dựa lòng tin, sản lượng sản phẩm bán tăng lên, cơng ty cũng tìm kiếm được nhiều nhà nhập khẩu hơn để đa dạng hóa các mặt hàng.
2.2.3. Các hình thức nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của cơng ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam được thực hiện dưới hai hình thức là: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác
Bảng 2.4. Hình thức nhập khẩu hàng hóa của cơng ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam Việt Nam giai đoạn 2019-2021
Hình thức nhập khẩu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị ( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nhập khẩu trực tiếp 4,05 39,40 7,93 59,76 13,85 76,90 Nhập khẩu ủy thác 6,23 60,60 5,34 40,24 4,16 23,10 Tổng 10,28 100 13,27 100 18,01 100
Nhìn bảng trên có thể thấy Trường Sinh Foods thực hiện cả hai phương thức nhập khẩu gồm nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Trong ba năm đã có sự chuyển biến rõ rệt trong giá trị nhập khẩu giữa hai phương thức này. Công ty sử dụng phương thức nhập khẩu trực tiếp để nhập khẩu sản phẩm Sâm và các loại hạt, tỷ trọng tăng dần qua từng năm. Đồng thời, giảm dần lượng bằng phương thức nhập khẩu ủy thác. Cụ thể như sau:
Năm 2019 công ty nhập khẩu 4,05 tỷ đồng bằng phương thức nhập khẩu trực