Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa của công ty tnhh thực phẩm trường sinh việt nam (Trang 73 - 76)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

3.2. Giải pháp thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa của cơng ty TNHH Thực Phẩm

3.2.2. Kiến nghị đối với nhà nước

Trong q trình hoạt động kinh doanh của cơng ty, ngoài những cố gắng, nỗ lực thay đổi để thực hiện hiệu quả hơn quá trình kinh doanh của mình trong hoạt động xuất nhập khẩu thì cần phải có những sự hỗ trợ từ phía các Bộ ban ngành, các cơ quan Chính phủ, cơ quan Nhà nước. Vì vậy, sau đây là một số những kiến nghị của cá nhân em đối với Nhà nước để góp phần hộ trợ các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu:

Về quản lý thị trường

Khâu quản lý thị trường tồn đọng những yếu tố lỏng lẻo dẫn đến các hiện tượng buôn bán hàng lậu, hàng trốn thuế, vi phạm pháp luật có xu hướng tăng nhanh gây ảnh hưởng tiêu cực đến những doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp. Vì vậy yêu cầu nhà nước phải có biện pháp cứng rắn hơn để thực hiện quản lý thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; bảo vệ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng. Nhà nước cần đẩy mạnh tốc độ hồn thiện luật tổ chức hành chính, phân chia rõ ràng các chức năng, quyền hạn của từng bộ phận và sắp xếp bộ máy quản nhà nước theo hướng tinh giảm, hiệu quả để khắc phục hiện tượng quan liêu giấy tờ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Trợ giúp vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu

Trên thị trường hiện nay tồn đọng một vấn đề trái nghịch là nhiều doanh nghiệp do thiếu vốn nên đã bị cản trở trong việc thực hiện các giao dịch kinh doanh, cịn các ngân hàng thì khơng thực hiện được đúng chức năng lưu thông tiền tệ vì vốn bị ứ đọng do các doanh nghiệp đi vay không thể đáp ứng được các yêu cầu về tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn. Nói cách khác, khả năng tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng hiện đang là rất khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chính phủ cần xây dựng các cơ chế khuyến khích các ngân hàng cung cấp vốn vay cho các cơng ty nhập khẩu. Bên cạnh đó, các quy định về hạn mức tín dụng cũng nên được bãi bỏ hoặc nới lỏng để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mơ. Về phía các tổ chức tín dụng, cần điều chỉnh lại mức độ khắt khe của điều kiện vay vốn sao cho giữ đúng vai trị là điều kiện đảm bảo sự an tồn cho nguồn vốn chứ không phải là vật cản ngăn cách giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Nhà nước cũng có thể can thiệp để giúp đỡ doanh nghiệp thương mại bằng cách xây dựng các phương hướng chỉ đạo, cho phép các doanh nghiệp nhận được sự bảo lãnh từ ngân hàng trong nước để thực hiện vay vốn từ các tổ chức tín dụng quốc tế với mức lãi suất ưu đãi dành cho mục đích thanh tốn tiền hàng trong giao dịch nhập khẩu.

Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trong nước

Với sự thay đổi liên tục của thị trường, thơng tin có vai trị vơ cùng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp cần rất nhiều thơng tin chính xác về thị trường hàng hóa, giá cả, đối thủ cạnh tranh, về tập quán buôn bán, các quy định về nhập khẩu... Bởi vậy, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của các Bộ ngành liên quan để tăng cường tính minh bạch, chính xác của thơng tin. Từ đó, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch nhập khẩu hàng hóa cụ thể và đạt hiệu quả hoạt động nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Ngày nay, mỗi quốc gia muốn tham gia vào nền kinh tế tồn cầu hóa sẽ khơng thể tách rời hoạt động nhập khẩu. Hoạt động này có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế trong nước như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước, tạo lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh mặt hàng nhập khẩu, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới… Có thể nói, nhập khẩu là một cánh tay đắc lực cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và quốc gia. Vì vậy, việc hồn thiện hoạt động nhập khẩu khơng chỉ mang tính quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam mà cịn góp phần phát triển nền kinh tế.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp thúc đẩy nhập khẩu hàng hố của cơng ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam” đã làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu hàng hố, vai trị của hoạt động nhập khẩu, các hình thức nhập khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu này. Bên cạnh đó, chun đề cũng phân tích cụ thể tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hố của cơng ty. Từ đó, chỉ ra những thành tựu mà cơng ty đạt được và những hạn chế cịn tồn tại của cơng ty. Qua đây, em thấy rằng trong hoạt động nhập khẩu hàng hố của cơng ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng vẫn còn những điểm hạn chế như: hoạt động nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả, thị trường nhập khẩu chưa đa dạng, phương thức thanh toán và điều kiện nhập khẩu chưa hiệu quả, phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu

Dựa trên những kiến thức đã học và tiếp xúc thực tế trong thời gian thực tập tại công ty, em xin đề xuất một số giải pháp cần thiết để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá: đổi mới hoạt động nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa phương thức thanh tốn và điều kiện hợp đồng nhập khẩu, mở rộng thị trường nhập khẩu của công ty, đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu một cách đồng đều, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và một số kiến nghị với nhà nước nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu Sâm và hạt dinh dưỡng của công ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh Việt Nam.

Tuy nhiên, với kiến thức và hiểu biết của em cịn hạn chế, khố luận tốt nghiệp khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp và nhận xét từ các thầy giáo, cơ giáo để Khố luận tốt nghiệp được hồn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngồi.

2. Quốc hội (2005), Luật Thương mại

3. GS.TS Đặng Đình Đào và GS.TS Hồng Đức Thân (2019), Giáo trình Kinh tế

thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. GS.TS Hoàng Đức Thân & PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn (2018), Giáo

trình Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Tạ Văn Lợi (2017), Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

6. PGS.TS Tạ Văn Lợi (2019), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. https://www.gso.gov.Việt Nam/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te- viet-nam-2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/[ 07/06/2022] 8. https://thucphamtruongsinh.com/ [25/5/2020] 9.http://itpc.hochiminhcity.gov.vn/documents/20182/276165/Th%E1%BB%8B+t r%C6%B0%E1%BB%9Dng+Peru+02.2021/4b84c346-2062-4c09-8c85-4eef603e83aa [07/06/2022] 10.http://icccftu.vn/quy-trinh-nhap-khau-cua-cac-doanh-nghiep-phan- 1[16/06/2022]

11. Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh giai đoạn 2019- 2021

12. Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH Thực Phẩm Trường Sinh giai đoạn 2019-2021

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa của công ty tnhh thực phẩm trường sinh việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)