Đơn vị: nghìn tỉ đồng
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Biểu đồ đã chỉ ra được sự tăng trưởng về doanh thu của ngành du lịch qua
từng năm trong những năm trở lại đây. Cụ thể là, năm 2009, tổng thu của ngành du lịch là 68 tỉ đồng, thì tới năm 2010 con số này tăng lên 96 tỉ đồng, đạt tốc độ tăng
trưởng cao nhất trong giai đoạn 2009-2013 là 41,2%. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn liệt kê luôn đạt ở mức cao, từ 23% trở lên, năm 2013, tốc độ đạt 25%, đạt tổng
doanh thu của cả ngành là 200 tỉ đồng, những số liệu đó cho thấy được sự đóng góp về mặt kinh tế của ngành du lịch đối với tổng thu nhập quốc dân Việt Nam ngày càng có sự tăng trưởng, luôn luôn hứa hẹn là ngành kinh tế hấp dẫn, và nhiều tiềm
năng phát triển.
3.1.3. Chính sách phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại
Việt Nam
3.1.2.1. Quan điểm
Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định rõ ràng trong Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 rằng du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng cao trong GDP và đóng góp lớn cho nguồn ngoại tế quốc gia, phát triển kinh tế xã hội. Tại đó, Đảng và Nhà nước đề cập đến việc phát triển mạnh sản phẩm du lịch ẩm thực, phát huy các giá trị văn hóa vùng
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 50 100 150 200 250 2009 2010 2011 2012 2013
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
miền để làm nền tảng cho sự phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực. Đảng và Nhà nước cũng chỉ ra việc tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch nằm trong lĩnh vực ăn uống cần mở rộng phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực và món ăn truyền thống, điều cần thiết là duy trì và phát triển chất lượng của các nhà hàng ăn uống tại Việt Nam, nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của du lịch ẩm thực.
Phát triển du lịch bền vững đi cùng với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc, khơng được đánh mất đi bản sắc dân tộc. Hoạt động xuất khẩu dịch
vụ du lịch ẩm thực nhằm mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm ẩm thực
địa phương, đậm đà nét văn hóa Việt, điều cần thiết là hoạt động dù có phát triển nhưng không được đánh mất đi các giá trị vốn có của nó, những nét riêng của văn
hóa Việt, văn hóa ẩm thực, văn hóa chợ truyền thống và nghệ thuật chứa đựng trong
các món ăn.
Tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các cơ quan, sự kết nối giữa các địa phương và nhà nước, huy động mọi nguồn vốn đầu từ trong và ngoài nước, tận
dụng mọi nguồn lực nằm trong chiến lược phát triển lâu dài nền du lịch ẩm thực Việt Nam, để biến nó thành sức hấp dẫn lơi kéo khách du lịch đến Việt Nam để đạt
được những chỉ tiêu đã được đặt ra.
3.1.2.2. Đường lối, chính sách Chính sách phát triển du lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra quan điểm về việc triển khai hoạt
động marketing theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, đảm
bảo chất lượng hiệu quả. Trong đó, chiến lược đã chỉ rõ ra những thị trường cụ thể tập trung và các sản phẩm du lịch quốc tế tương ứng bao gồm: nhóm thị trường ưu tiên marketing: thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nga,…;
nhóm thị trường duy trì hoạt động marketing: thị trường Tây Âu, Bắc Âu và Bắc
Mỹ; nhóm thị trường tiềm năng cần tập trung phát triển như thị trường Ấn Độ, thị trường Trung Đông với việc đưa ra phân đoạn thị trường cũng như định hướng về
sản phẩm du lịch đính kèm.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra các công cụ marketing được sử dụng bao gồm tăng cường đầu tư vào hoạt động marketing điện tử vào năm 2015; thiết kế, xây dựng và sản xuất các ấn phẩm du lịch; tổ chức, tham gia vào các lễ hội,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
festival ẩm thực, hội chợ du lịch để đẩy mạnh hình ảnh du lịch ẩm thực Việt Nam đối với khách quốc tế, đặc biệt là những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực vùng
miền; marketing thông qua các đại sứ du lịch hay các nhóm marketing địa phương. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra quan điểm về việc phát triển khoa
học và công nghệ thực sự trở thành trọng điểm của du lịch nhằm thúc đẩy sự nghiệp du lịch Việt Nam. Cục Du lịch đầu tư nguồn lực vào việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch cũng như phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng vùng miền, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. Ngồi ra, các cơ quan cịn đưa ra các nghiên cứu về tác động của du lịch ẩm thực tới môi trường sinh thái nhằm đưa ra các giải pháp ứng phó, các biện pháp quản lí phù hợp với công nghệ
“xanh” trong các sản phẩm du lịch ẩm thực. (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
2013.)
Hiện tại chưa có những điều luật, chính sách cụ thể về việc phát triển hoạt
động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực nhưng tại Quy hoạch tổng thể ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Việt Nam đặt chỉ tiêu đến năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 390.000 buồng; năm 2020 có 580.000
buồng; năm 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có 900.000 buồng.
Chính sách liên quan: Chế độ miễn visa, thị thực
Theo Cổng thông tin điện tử về lãnh sự Việt Nam của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 79 nước, trong đó với
76 nước Hiệp định, thỏa thuận đang có hiệu lực; Hiệp định với các nước Costarica,
Bô li vi a, Nam mi bi a và Maxedona chưa có hiệu lực. Miễn thị thực bao gồm việc miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh. Việt Nam đơn phương miễn visa cho công dân mang hộ chiếu phổ thông của Hàn Quốc, Nhật Bản,Na Uy, Thụy
Điển, Phần Lan, Đan Mạch và Nga với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày; và quan
chức,viên chức ban thư ký ASEAN được miễn thị thực Việt Nam với thời hạn tạm trú khơng q 30 ngày.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra Quy chế miễn thị thực đối với
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của
công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh khi có đầy đủ các điều kiện: hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngồi cịn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh và giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyển của Việt Nam cung cấp.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam thì thủ tục thị thực, nhập cảnh ở Việt Nam cịn khó khăn, nhất là đối với khách du lịch nội vùng ngắn ngày làm giảm đi tính cạnh tranh của ngành du lịch nói chung và hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực nói riêng. Khi mà hiện tại chiến lược phát triển du lịch ẩm thực sẽ bị ảnh hưởng khi mà đề xuất hạn chế miễn thị thực nhập cảnh đang được Bộ
Công an đề xuất trong Dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam, khi đó du khách đến từ những nước mà Việt Nam đơn phương miễn visa bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản,Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch và Nga cũng phải đề nghị cấp visa thông thường khi mà hiện tại những quốc gia này
đang là những thị trường trọng điểm trong du lịch Việt Nam, biến ngành du lịch và nét văn hóa cũng như hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực thực sự phát
triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác
định các quan điểm phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói
chung và hoạt động dịch vụ du lịch ẩm thực nói riêng, theo đó, chiến lược phát triển du lịch giai đoạn gồm 7 nhóm giải pháp là: phát triển sản phẩm du lịch, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch; đầu tư và chính sách phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch và quản lí nhà nước về du lịch.
Tóm lại, Việt Nam gia nhập WTO, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với các
nước trong khu vực và trên thế giới, du lich đã và đang trở thành ngành kinh tế hấp
dẫn, trọng điểm, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các nước, trong đó có Việt Nam. Nhận thức được điều này, Việt Nam đã ban hành ra các chính sách, bộ luật có liên
quan như Luật Du lịch Việt Nam 2005 về việc phát triển hoạt động du lịch quốc gia, định hướng phát triển du lịch đến năm 2020, 2030. Tuy nhiên, thì kết quả phát triển
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
các sản phẩm du lịch tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, đồng bộ với các tiềm năng du lịch to lớn của tài nguyên du lịch ẩm thực Việt khi mà hệ thống pháp luật, các chính sách đưa ra còn thiếu sự phát triển và ứng dụng đồng bộ, cơ sở hạ
tầng chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực phát triển không đồng đều hay như các sản phẩm du lịch chưa có chất lượng đồng bộ. Từ những điều đó, các cơ quan ban ngành Du lịch tại Việt Nam cũng như các công ty lữ hành, công ty du lịch cần biết học hỏi từ những kinh nghiệm phát triển hoạt động xuất khẩu du lịch ẩm thực tại
các quốc gia khác, cụ thể trong khóa luận này là đất nước Hàn Quốc để đưa ra những hành động thiết thực và nhanh nhất để phát triển loại hình đầy tiềm năng này.
3.2. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực của Hàn Quốc của Hàn Quốc
Hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc đang ngày càng phát triển và đạt được rất nhiều thành tựu, lựa chọn ẩm thực là lí do du lịch tới Hàn Quốc ngày càng nhiều với lượng khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc ngày một
tăng cao. Với việc phân tích, nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ du lịch ẩm
thực tại Việt Nam, ta nhận thấy nền du lịch ẩm thực Việt đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức phát triển. Bằng việc nghiên cứu kết hợp những kinh nghiệm quý báu trong việc đưa ra các chính sách phát triển của chính phủ Hàn Quốc trong việc xây dựng hình ảnh văn hóa ẩm thực Hàn Quốc nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Hàn, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc ban hành luật pháp, đưa ra các chính sách phát triển.
3.2.1. Bài học kinh nghiệm phát triển đa dạng các loại hình ẩm thực
Hàn Quốc đã biết tận dụng và phát triển thành cơng các loại hình du lịch ẩm thực cho khách du lịch, khi mà khách du lịch đến đây, họ có thể lựa chọn và có cơ hội tham gia vào rất nhiều các loại hình khác nhau như: tour du lịch dành cho người
sành ăn, du lịch nơng thơn, các lớp học nấu ăn các món ăn Hàn Quốc, du lịch ẩm
thực thành phố, du lịch trà mạn,…
Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về phát triển du lịch ẩm thực,
với sự đa dạng về nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như những nét đặc trưng truyền thống về văn hóa chợ, và các nét riêng của nền văn hóa ẩm thực tại các vùng miền đất nước, thì việc mở rộng các loại hình du lịch ẩm thực cho khách du lịch sẽ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
tạo cho họ những trải nghiệm riêng, mới mẻ, tăng tính kết nối giữa khách du lịch với nét văn hóa của du lịch ẩm thực Việt Nam.
3.2.2. Bài học kinh nghiệm phát triển từ hoạt động xúc tiến du lịch ẩm thực
Hàn Quốc có sự đầu tư vào các hoạt động xúc tiến du lịch ẩm thực quốc gia
như việc tham gia các hội chợ, festival không chỉ với tư cách là người được mời, tham dự mà còn với danh nghĩa là người tổ chức. Trong các hoạt động đẩy mạnh này, có thể kể đến hoạt động đáng chú ý và thành công nhất là sự phát triển của ngành giải trí Hàn Quốc. Hàn Quốc với sự đầu tư vào phát triển của nền giải trí với các bộ phim nổi tiếng hay có những ca sĩ, diễn viên thần tượng được yêu mến trên toàn thế giới là một kênh quảng bá hình ảnh du lịch hiệu quả, khi mà mọi người đều mong muốn được trải nghiệm nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực của các ca sĩ, diễn viên thần tượng.
Tại Việt Nam, ngành giải trí đang trên đà phát triển và đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn chưa tạo ra được sức ảnh hưởng lớn đến các nước trong khu vực và trên thế giới nên hiện tại, quảng bá hình ảnh du lịch ẩm thực thông qua nền giải trí Việt Nam chưa thực sự mang lại những thành tựu đáng ghi nhận.
Điều cần thiết là Nhà nước Việt Nam cần có những sự đầu tư nhất định đối với
ngành giải trí Việt, tìm được con đường đi riêng cho ngành giải trí, để nâng tầm sức
ảnh hưởng, từ đó thuận tiện trong việc quảng bá hình ảnh nền văn hóa ẩm thực Việt
Nam trở nên ngày càng hấp dẫn trong mắt những du khách.
3.2.3. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động marketing quảng bá hình ảnh
Hàn Quốc đã và đang thành công trong việc hướng tới xây dựng hình ảnh
nền ẩm thực Hàn Quốc đứng thứ 5 trên thế giới, đem đến lựa chọn du lịch vì ẩm
thực Hàn trở thành sức hấp dẫn đối với quốc gia này. Chính phủ Hàn Quốc nhận thức và biết tận dụng sự phát triển mạnh của Internet để thực hiện việc quảng bá hình ảnh du lịch ẩm thực qua mạng, là một trong những phương thức marketing
hiệu quả. Ngoài ra là việc tham gia vào các lễ hội ẩm thực, festival để tăng cường sự hiện diện hình ảnh, đẩy mạnh sức mạnh truyền thơng đã giúp gây dựng hình ảnh về nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc trong mắt khách du lịch quốc tế. Từ những kinh nghiệm quý báu đó, Việt Nam có thể học hỏi để đưa ra những biện pháp truyền thông quảng bá hợp lí cho hình ảnh du lịch quốc gia.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Trong Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, Việt Nam
cũng đề cao vai trị của việc xây dựng hình ảnh du lịch ẩm thực Việt Nam thông qua các hoạt động marketing như marketing điện tử, tham gia hay tổ chức các lễ hội ẩm thực, truyền thông qua các đại sứ du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn còn