Đơn vị: %
Nguồn: Bộ Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, 2012
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy được những mối quan tâm của khách du lịch
đến với Hàn Quốc, lí do chọn Hàn Quốc là điểm đến của mình thì trải nghiệm ẩm
thực du lịch Hàn được xếp thứ hai sau lí do mua sắm, với 40,2% số người được hỏi có lựa chọn trên một lí do đến Hàn. Ngồi ra, 8,2% lấy lí do trải nghiệm nền du lịch
ẩm thực Hàn Quốc là lí do chính họ đến Hàn Quốc.
Sự phát triển của hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ những điều kiện mang tính tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên, cùng với nền văn hóa ẩm thực, các yếu tố về nhân lực, cơng nghệ thơng tin, yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, và đặc biệt là hệ thống chính sách phát triển du lịch ẩm thực Hàn Quốc. Tất cả những yếu tố đó sẽ được đề cập, phân tích và chỉ rõ ở phần tiếp theo.
2.1.2. Những điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực
2.1.2.1. Tài nguyên
Hàn Quốc với sự phát triển của các hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố về tài nguyên thiên nhiên và nền
0 10 20 30 40 50 60 70 Mua sắm Ẩm thựcKhoảng cách Phong cảnh thiên nhiên Khả năng chi trả Trải nghiệm lịch sử và văn hóa Nghỉ dưỡng Thời trang và âm nhạc Giải trí Thăm quan phim trường và họp fan
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Hệ thống các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đó tạo
ra những nguồn vững chắc tạo nên những đặc trưng riêng của nền ẩm thực đất nước này. Tại phần này của khóa luận sẽ đưa ra những phân tích chi tiết về các điều kiện thuận lợi về tài nguyên của Hàn Quốc.
Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các món
ăn tại Hàn Quốc được thể hiện ở nhiều yếu tố.
Khí hậu Hàn Quốc: có 4 mùa rõ rệt, mỗi mùa lại có những phong cảnh đặc
trưng. Nhiệt độ, khí hậu khác nhau tùy theo mùa. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn,
mùa hè thời tiết nóng nhưng ẩm ướt, mùa đông thường lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình của Hàn Quốc rơi vào khoảng 6 đến 16 độ, mùa hè thời tiết nóng, nhiệt độ dao
động 16 đến 27 độ; và mùa đông nhiệt độ sẽ vào khoảng -8 đến 7 độ. Với đặc điểm
khí hậu này, Hàn Quốc có sự đa dạng về nguồn cung cấp thức ăn, từ các cây nông nghiệp, ăn quả, chăn nuôi.
Nông nghiệp Hàn Quốc: Gạo là mùa vụ quan trọng nhất trong ngành nông
nghiệp Hàn, chiếm 90% tổng sản phẩm ngũ cốc, và 40% thu nhập từ nơng nghiệp.
Chương trình hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc về gạo đã đạt 1,9 tỉ US vào năm 1986, tăng từ 890 triệu US vào năm 1985. Lúa mạch là mùa vụ lớn thứ hai tại Hàn Quốc,
và loại hạt ngũ cốc khác được trồng bao gồm ngô, đậu tương, cà chua, bột kiều mạch, cao lương.
Cây trồng ăn quả tại Hàn Quốc bao gồm lê, nho, cam, táo, đào, hành tây, bắp cải, ớt đỏ, củ cải,… tạo nên nguồn nguyên liệu lớn và đa dạng cho việc chế biến các
món ăn tại Hàn Quốc, cũng như là giúp cho việc tăng tính phong phú cho nền văn
hóa ẩm thực Hàn Quốc.
Ngành chăn nuôi tại Hàn Quốc là một trong những nhân tố quan trọng của
ngành nông nghiệp tại đất nước này; khi mà cùng với sự phát triển về mặt kinh tế thì sức tiêu thụ các sản phẩm thịt và sữa ngày càng tăng lên. Theo số liệu của Đại sứ quán Hàn Quốc, năm 1997, tổng lượng thịt bò được sản xuất là 237.000 tấn; thịt lợn là 699.000 tấn; thịt gà là 279.000 tấn; tổng lượng sữa được sản xuất là 2.093.000 tấn.
Mặc dù ngành nông nghiệp của Hàn Quốc gặp những vấn đề khó khăn nhất
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
đất canh tác và lượng mưa hàng năm ít hơn rất nhiều so với các nước quanh khu
vực; cùng với sự gia tăng của các khu vực thành thị, quy hoạch đất trở thành khu
công nghiệp những năm 1980. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc trong vòng đàm
phán U – ru - guây đã đưa ra chương trình phát triển Nơng nghiệp và Thủy sản năm 1994, tập trung vào 3 mục tiêu chính là tăng sự cạnh tranh của ngành nông nghiệp,
tăng khu vực nông thôn và xây dựng môi trường nông thôn vững mạnh.
Hàn Quốc được bao bọc 3 phía bởi biển nên ở đây nguồn thủy hải sản như
cá, tôm, cua, mực,… rất nhiều, tạo nên nguồn cung cấp các nguyên liệu cho việc chế biến món ăn Hàn Quốc bởi người Hàn Quốc ưa chuộng đồ biển trong bữa ăn nhiều hơn so với các món chế biến từ thịt. Theo Báo cáo về thị trường đồ thủy hải sản năm 2012, tổng giá trị sản phẩm đồ biển tại Hàn Quốc tăng 2.7% nhờ vào hoạt
động đánh bắt cá gần bờ và việc tăng hạn ngạch nhập khẩu cá từ nước Nga.
Thứ hai, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.
Thức ăn Hàn Quốc phần lớn làm từ các nguyên liệu gạo, rau, rong biển, cá
và đậu hũ. Với lịch sử là nước chuyên về nông nghiệp đến tận thế kỉ 19, phần lớn
mùa vụ tại Hàn Quốc là gạo và đỗ. Đồ biển cũng là nguồn thức ăn chính yếu khi mà Hàn Quốc được bao bọc bởi biển từ ba phía. Để có thể đảm bảo các chất dinh dưỡng và vitamin vào mùa đông, thức ăn lên men đã trở nên phổ biến từ thời gian đầu của lịch sử ẩm thực Hàn Quốc. Hương vị chính của thức ăn Hàn Quốc bắt
nguồn từ sự lệ thuộc vào các phương thức bảo quản thực phẩm. (Ju Brown, Ph D John Brown, cuốn Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc: Văn hóa và Phong tục, 2006.)
Trong một bữa ăn tại Hàn Quốc, thức ăn không được phục vụ theo từng phần
như món khai vị, món chính và món tráng miệng mà được bày biện đủ hết trên bàn ăn. Một bữa ăn truyền thống tại Hàn sẽ bao gồm rất nhiều các đĩa thức ăn bao gồm
kim chi, rau củ nấu theo nhiều món khác nhau, các món luộc với dầu mè, thịt rán, cá
và đồ biển. Kim chi là món ăn cần thiết và quan trọng trong bữa ăn của người Hàn
Quốc, và trong một bữa ăn thì có khoảng từ ba, năm hay hơn nữa là 12 đĩa thức ăn kèm tùy vào hoàn cảnh đặc biệt của bữa ăn. Tại các nhà hàng Hàn Quốc, thì khách du lịch có thể gọi thêm các đĩa thức ăn kèm này tùy thích.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Thức ăn Hàn Quốc sử dụng rất nhiều các phương thức nấu ăn khác nhau. Trong khi thức ăn Trung Quốc khơng có đồ sống, thức ăn Nhật Bản lại phần lớn là
đồ ăn sống thì đồ ăn Hàn Quốc lại cân bằng ở điểm giữa. Và đồ ăn Hàn Quốc khơng
có sự khác biệt lớn, hay tạo dựng cho bữa ăn với những đặc trưng riêng, khách du lịch quốc tế có thể thấy được bữa sáng của người Hàn không khác nhiều so với bữa
trưa và tối tại đất nước này. Người Hàn Quốc thường có thói quen chuẩn bị món ăn dùng được cho nhiều bữa, như súp được dùng cho cả bữa trưa và tối, có khi sẽ được
sử dụng sang ngày hôm sau; thức ăn được dự trữ tại tủ lạnh; đó chính là truyền thống thức ăn Hàn Quốc phần lớn dựa trên các phương thức bảo quản.
Các món ăn Hàn Quốc thì khơng bao giờ có thể thiếu kim chi. Kim chi được
làm từ nhiều loại rau khác nhau trong một năm, và phần lớn là rau bắp cải; được chế biến với các loại gia vị như ớt cay, gừng, hành và muối. Ở nhiều vùng tại Hàn
Quốc, tôm muối và các loại đồ biển khác được thêm vào để tăng chất dinh dưỡng
cho kim chi. Súp cũng là món ăn phổ biến tại các bữa ăn của người Hàn, khi mà phần lớn nguồn nguyên liệu thịt, cá, rau và được ăn kèm cùng cơm. Có một loại súp tên là jjigae được đặt ở chính giữa bàn ăn, súp thịt bị được coi là món ăn chính; và súp lạnh là loại súp làm từ dưa chuột và các loại rau của mùa hè.
Tại Hàn Quốc, các nhà hàng thường khơng đưa cho thực khách menu món ăn
mà thường đưa ra các đề xuất gợi ý về món ăn đặc biệt theo ngày. Các loại thuế đã được tính ln vào giá các món ăn, và việc đưa tiền boa tại các nhà hàng Hàn Quốc là điều không bắt buộc đối với các thực khách.
Các món ăn chủ yếu của người Hàn Quốc
Từ thời kì xa xưa, người Hàn vẫn luôn tin rằng thức ăn và thuốc có cùng nguồn gốc, nên việc ăn uống của họ cũng dựa trên niềm tin vậy, và họ coi “Thức ăn
là phương thuốc hữu hiệu nhất”. Người Hàn Quốc tin rằng sức khỏe và bệnh tật đến
từ món ăn và cách ăn uống của họ. Các món ăn truyền thống của Hàn Quốc bao
gồm:
Đậu tương và nước tương
Hai nguyên liệu quan trọng làm nên các món ăn lên men của người Hàn là
đậu tương và nước tương. Chúng được chế biến bằng việc luộc đậu tương tới khi chín, sau đó sẽ được phủ men, cho vào vật đựng, để nơi khơ ráo và lên men. Sau đó,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
chúng được ngâm vào nước muối và ớt để loại bỏ đi những cặn bẩn và mùi trong
quá trình lên men. Sản phẩm này được chia làm hai phần, một phần để ủ 5 tháng
hoặc hơn và phần còn lại ủ trong 3 tháng để phát triển đầy đủ màu và mùi vị. Giống
như rượu, nước tương sẽ trở nên càng ngon nếu được để lâu một thời gian dài.
Gochujang
Gochujang là gia vị truyền thống của người Hàn Quốc, được chế biến bằng
hỗn hợp hạt đậu nành, muối và ớt. Gia vị này đã biến các món ăn Hàn Quốc có đặc
điểm nóng và cay kể từ khi được tiếp xúc với ớt từ vài trăm năm trước.
Đồ biển
Một trong những nguyên liệu không thể thiếu cho kimchi và được sử dụng
để tăng hương vị món ăn là đồ biển muối. Thức ăn này được chế biến bằng việc
trộn một loại đồ biển như tôm, cá trống, con hàu hay con trai với muối cũng nhiều loại gia vị khác. Và món ăn này cũng được ướp lên men để mang lại hương vị ngon
hơn.
Kimchi
Kim chi củ cải là món ăn truyền thống khơng thể thiếu trên bàn ăn của người Hàn Quốc, và đang dần trở thành món ăn đại diện cho ẩm thực Hàn Quốc. Kim chi nổi tiếng bởi các giá trị dinh dưỡng mà món ăn mang lại, cũng như thực khách có
thể ăn nhiều loại kim chi khác nhau dựa trên việc kết hợp kim chi cùng với các
nguyên liệu và gia vị khác nhau. Kim chi củ cải thông thường nhất bằng việc muối rau cải trắng cùng với hỗn hợp bột ớt, hành, tỏi, gừng, nước cá và cùng với rất nhiều nguyên liệu đồ biển khác.
Các nguyên liệu trong chế biến kim chi có sự đa dạng và thay đổi theo từng khu vực địa lý, đặc tính văn hóa. Ví dụ như tại Seoul, Hàn Quốc, thì kim chi nổi
tiếng bao gồm gunju kimchi, bossam kimchi, chonggak kimchi,…trong khi đó tại tỉnh Jeolla Hàn Quốc thì món ăn kim chi nổi tiếng là gat kimchi.
Bibimbap
Bibimbap chủ yếu là món ăn trộn giữa cơm nấu chín với hỗn hợp các loại
rau, trứng rán, thịt bò và các loại nguyên liệu khác. Món ăn được gắn bó với Jeonju, thành phố được UNESCO công nhận là thành phố ẩm thực, tại đó các lễ hội ẩm
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
khách du lịch trong nước và quốc tế. Bibimbap ngày nay thu hút sự hưởng ứng đông
đảo trên tồn thế giới nhờ sự dinh dưỡng trong món ăn, tránh được bệnh tật và ngày nay được nhắc đến như là một trong ba món ăn đại diện cho Hàn Quốc cùng với
kimchi và bulgogi.
Bulgogi
Bulgogi là món ăn được chế biến bằng cách trộn thịt bò hoặc thịt lợn sau khi
được thái thành miếng, tẩm ướp chúng cùng với đậu tương và rất nhiều loại gia vị
khác. Món bulgogi là một trong những món thịt hiếm hoi có sự nổi tiếng tại Hàn,
khi mà người Hàn Quốc vẫn luôn ưa chuộng các món rau tốt cho sự khỏe. Bulgogi
hiện tại đã được phục vụ tại các quán ăn nhanh của Hàn Quốc với các món như hăm-bơ-gơ và pizza.
Bánh gạo Tteok
Bánh gạo Tteok là những chiếc bánh gạo hình que được chế biến bằng việc
luộc gạo cùng với đỗ hoặc là cắt miếng bột gạo thành những hình thù khác nhau. Trong khi bánh gạo Hàn Quốc được ăn như một phần của bữa ăn, thì bánh gạo được sử dụng nhiều hơn với các món ăn đặc biệt khác trong những dịp như sinh nhật,
đám cưới, lễ kỉ niệm hoặc những ngày truyền thống tại Hàn Quốc.
Trước đây, người Hàn Quốc thường chế biến món bánh gạo cùng với các
nguồn nguyên liệu khác nhau với những ý nghĩa khác nhau của chúng. Người dân Hàn Quốc hiện tại vẫn làm bánh gạo baekseolgi vào ngày sinh nhật đầu tiên của đứa trẻ với ý nghĩa mong chúng có một cuộc sống trường thọ, hay là làm bánh gạo với
đậu đỏ mỗi khi bắt đầu một công việc kinh doanh mới như biểu tượng của sự may
mắn, tránh được những thế lực độc ác.
Cháo Juk
Juk là món cháo được làm từ nhiều loại ngũ cốc thường dành cho trẻ em, người già hoặc người gặp vấn đề tiêu hóa. Trong những năm gần đây, các quán ăn
bán cháo kiều mạch kiểu này đã xuất hiện tại Hàn Quốc, được chế biến với nhiều nguyên liệu, phần lớn là các loại hạt và rau, mang lại những giá trị dinh dưỡng cho
món ăn.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hàn Quốc có rất nhiều loại mì tơm khác nhau mang những ý nghĩa biểu
tượng khác nhau. Trong đó có mì janchi, được phục vụ tại các tiệc cưới. Món ăn
này mang ý nghĩa gần với một đám cưới hạnh phúc, khi đó câu hỏi “Khi nào chúng ta có thể cùng ăn mì?” sẽ tương tự với câu hỏi “Khi nào chúng ta có thể cưới
nhau?”. Và món mì này cũng mang ý nghĩa cho cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.
Món ăn tại các chùa chiền
Các chùa chiền tại Hàn Quốc vẫn giữ các món ăn truyền thống của mình, với sự đa dạng các món rau, ngun liệu và các cơng thức món ăn chứa đựng protein và các chất khác cần thiết cho nhà sư và ni cơ để duy trì sự khỏe mạnh. Các món ăn tại chùa chiền này đang được đón nhận bởi những người ăn chay và những người khác theo chế độ ăn uống khỏe mạnh.
Nước uống có cồn
Tại Hàn Quốc, có rất nhiều loại nước uống có cồn khác nhau phù hợp cho nhiều dịp như kì nghỉ, festival, các lễ tưởng niệm khi mà hiện tại số lượng các loại
rượu lên đến 300 loại như rượu sô-chu, rượu gạo, rượu gừng,…Trong các loại rượu
thì có những loại truyền thống phổ biến như rượu sô-chu, được chế biến bằng việc
thêm nước và các hương liệu chiết xuất từ cà chua và các loại hạt ngũ cốc. Loại thứ hai là rượu gạo, được chế biến bởi quá trình nấu gạp, ủ lên men, có nồng độ từ 6