1.2. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
1.2.2.1. Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư bỏ vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội.
Xét theo chủ đầu tư, đầu tư nước ngồi bao gồm 2 dịng vốn chính: Dịng vốn chính thức (Official Flows):
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA-Official Development Assistance): là
những nguồn tài chính chuyển tới các nước đang phát triển mà được cung cấp bởi các tổ chức chính phủ (trung ương và địa phương) hoặc bởi cơ quan điều hành của các tổ chức này, có mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển, mang tính chất ưu đãi và có yếu tố khơng hồn lại ≥25%.
- Việc trợ chính thức (OA - Official Aid): gồm các luồng tài chính thỏa
mãn tất cả các điều kiện của ODA, trừ việc luồng tài chính này có đích đến là các nền kinh tế chuyển đổi.
- Các dịng vốn chính thức khác (OOFs - Other Official Flows): là những
giao dịch thuộc khu vực chính thức nhưng khơng thỏa mãn những tiêu chí của ODA/OA.
25 Dòng vốn tư nhân (Private Flows):
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment): là hình
thức đầu tư trong đó có sự di chuyển vốn, tài sản, cơng nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập và kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi.
- Đầu tư chứng khốn nước ngồi (FPI - Foreign Porfolio Investment): là
hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác hoặc thơng qua các quỹ đầu tư chứng khốn, các định chế tài chính trung gian mà nhà đầu tư khơng trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Tín dụng tư nhân quốc tế (IPLs – International Private Loans): là hình
thức đầu tư trong đó tổ chức hoặc cá nhân ở một nước cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay.
So với các hình thức đầu tư nước ngồi khác thì FDI có nhiều ƣu điểm nổi
trội hơn:
Một là, FDI là nguồn vốn đầu tư dài hạn, tồn tại chủ yếu dưới hình thức
cơng nghệ, đất đai, nhà xưởng,… nên có độ ổn định cao hơn rất nhiều so với FPI (đầu tư chứng khốn nước ngồi). Vì vậy, FDI ít khả năng gây sốc cho nền kinh tế. Lịch sử kinh tế - tài chính cho thấy nguyên nhân của khủng hoảng thường là do nợ nước ngoài quá nhiều, hoặc huy động vốn nước ngồi qua thị trường chứng khốn nhiều mà khơng có cơ chế đảm bảo an toàn.
Hai là, FDI chủ yếu là vốn đầu tư tư nhân, các chủ đầu tư tự tiến hành hoạt
động đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vì vậy, hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI thường cao hơn các nguồn vốn khác. Đồng thời, FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sách quốc gia nhận đầu tư như vay vốn thương mại, cũng không gây ra các sức ép về kinh tế, chính trị, xã hội như ODA.
Ba là, đi kèm với nguồn vốn này, các nhà đầu tư cịn đưa vào nước nhận đầu
tư cơng nghệ sản xuất tiên tiến. Đây cũng là một yếu tố mà các nước đang và kém phát triển rất cần cho quá trình phát triển của mình.
26
Sự phân biệt các hình thức đầu tư khác nhau của FDI là rất quan trọng vì những hình thức khác nhau của FDI phản ứng khác nhau với chính sách thuế của nước tiếp nhận đầu tư. Theo Luật Đầu tư (2005), ở Việt Nam có các hình thức FDI như sau:
Tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC (hợp tác kinh doanh), hợp đồng BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), hợp đồng BTO (xây dựng-chuyển giao- kinh doanh) và hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao).
Đầu tư phát triển kinh doanh.
Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia hoạt động đầu tư. Đầu tư thực hiện việc mua lại và sáp nhập doanh nghiệp. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.