Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.2.1.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy quản lý thuế và chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp:

Nghiên cứu, hoàn thiện mơ hình tổ chức bộ máy của cơ quan thuế các nước tại cấp Trung ương, tỉnh, huyện, theo hướng xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy theo chức năng, tiến tới xố bỏ mơ hình tổ chức quản lý đan xen, kết hợp với quản lý đối tượng vẫn còn dáng dấp tồn tại như hiện nay là bộ phận kiểm tra thuế - bộ phận quản lý theo đối tượng.

Trên cơ sở về thể chế và các nội dung cải cách có liên quan, phân định rõ cơ chế quản lý trong từng cấp của ngành thuế, phạm vi quản lý đối tượng nộp thuế và sắc thuế tại từng cấp. Xây dựng qui chế, nguyên tắc phân cấp, phân công quản lý từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện.

Xây dựng cơ cấu cán bộ theo từng cấp, từng bộ phận, chức năng trong mỗi cơ quan thuế.

Công tác tổ chức cán bộ:

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo từng chức danh, vị trí cơng việc. Đảm bảo tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên gia theo từng chức năng quản lý thuế. Phân cấp cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc.

Rà soát, đánh giá năng lực cán bộ toàn ngành thuế, phân loại cán bộ ngành theo trình độ, độ tuổi, năng lực. Xác định số cán bộ có thể bố trí vào các chức năng, bộ phận quản lý theo cơ cấu mới. Lập kế hoạch đào tạo và tái đào tạo cán bộ phù hợp với yêu cầu mới.

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ mới, các tiêu chuẩn tuyển dụng, qui trình tuyển dụng đảm bảo chất lượng, trong sạch. Xác định các công việc trọng tâm cần tuyển dụng đảm bảo u cầu hiện đại hố như cán bộ có trình độ tin học, luật học,...

Xây dựng và thực hiện luân chuyển cán bộ thuế trong ngành. Việc luân chuyển phải đảm bảo mục tiêu phát triển cán bộ chuyên sâu theo chức năng quản lý thuế và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công chức thuế.

81  Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ:

- Tổ chức và phân cấp thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành

+ Tổ chức và phân cấp thanh tra, kiểm tra nội bộ một cách khoa học, phát huy đầy đủ chức năng và hiệu quả của cấp chỉ đạo (Ban thanh tra Tổng cục Thuế) và cấp trực tiếp (thanh tra cục và chi cục thuế).

+ Ban thanh tra Tổng cục Thuế cần tập trung vào nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy trình, sổ tay nghiệp vụ, đào tạo cán bộ, chỉ đạo, hướng dẫn cơng tác thanh tra, kiểm tra tồn ngành. Đồng thời tập trung kiểm tra theo chuyên đề (quy trình quản lý thuế, hoàn thuế,...) và phúc tra để có được sự đánh giá sâu sắc, toàn diện và thống nhất về cùng một vấn đề trên phạm vi cả nước, góp phần hồn thiện cơ chế, chính sách và chỉ đạo thống nhất trong tồn ngành.

+ Thanh tra Cục thuế và Chi cục thuế tập trung thanh tra tồn diện về cơng tác quản lý thuế ở địa phương.

- Về điều kiện hỗ trợ:

+ Xây dựng hệ thống kho thông tin dữ liệu cả về đối tượng nộp thuế và nội bộ ngành thuế cho công tác thanh tra, kiểm tra.

+ Xây dựng chương trình hỗ trợ của máy tính phục vụ cho cơng tác kiểm tra, thanh tra thuế.

Thành lập bộ máy cƣỡng chế thuế thuộc ngành thuế. Các chế tài về xử lý vi phạm, cƣỡng chế thuế phải đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật.

Thành lập bộ phận giải quyết khiếu nại về thuế tại các cơ quan thuế từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)