3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.2.2.2. Đối với Cơ quan quản lý thuế
Về cơ cấu tổ chức bộ máy theo chức năng:
Để có một cơ cấu tổ chức hiện đại, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc kiện toàn bộ máy ngành thuế theo hướng hoạt động theo chức năng, tăng cường trách nhiệm và
90
quyền hạn của các cấp, các bộ phận trong ngành thuế là mục tiêu quan trọng của ngành thuế.
Muốn vậy phải xoá bỏ dần và đến toàn bộ việc đan xen, kết hợp các mơ hình quản lý: theo chức năng, theo đối tượng có kết hợp với quản lý theo sắc thuế. Điều đó có nghĩa là ngành thuế phải xố bỏ bộ phận kiểm tra theo đối tượng ở cấp Cục. Cơ cấu bộ máy phải theo hướng tăng nguồn nhân lực cho các bộ phận chức năng là tuyên truyền hỗ trợ (nhất là bộ phận thanh tra), giảm nhân lực tại các bộ phận phục vụ.
Để đảm bảo việc cải cách không làm ảnh hưởng tới nguồn thu cho NSNN, và khơng có tác động lớn đến doanh nghiệp cũng như tư tưởng của cán bộ cơng chức thuế, ngành thuế cần phải có một lộ trình thích hợp và có sự qn triệt sâu sắc về chủ trương cải cách trong đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, cùng tồn thể cơng chức của ngành.
Về chính sách cán bộ:
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế. Đây là điều kiện
quyết định để công tác quản lý thu thuế ngày càng được hồn thiện hơn, địi hỏi ngành thuế nói chung và ngành thuế Hà Nội nói riêng trong thời gian tới cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về chuyên môn và nghiệp vụ nhất là lực lượng cán bộ trẻ. Không chỉ chú trọng đến số lượng mà phải đi sâu đào tạo về chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
Cục thuế Hà nội cần phải thường xuyên tổ chức cho các cán bộ tập huấn, trao đổi, đánh giá rút ra kinh nghiệm với các Cục thuế lớn như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,… là những đơn vị trực tiếp quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có số thu lớn, đối tượng thu đa dạng và có số lượng lớn, và cơ quan cấp trên là Tổng Cục Thuế để rút ra những biện pháp và cách xử lý thích hợp khi thực hiện cơ chế quản lý mới.
Ngoài ra, cần chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để bắt kịp với xu thế hội nhập của thế giới. Để có thể tăng cường quản lý với đối tượng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì lực lượng cán bộ quản lý thuế càng cần đáp ứng trình độ ngoại ngữ và tin học nhất định, đặc biệt trong q trình ứng dụng cơng nghệ đang được tăng cường trong việc quản lý số liệu, đối tượng nộp thuế,…
91
Thêm vào đó, để có thể sớm phát hiện những trường hợp có hành vi gian lận và trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì đào tạo nâng cao trình độ kế tốn quốc tế cũng là một địi hỏi bức thiết. Vì như chúng ta đã để cập ở những phần trước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vừa phải chịu sự quản lý của pháp luật nước cư trú, vừa phải tuân thủ luật pháp nước đầu tư. Để khắc phục tình trạng lợi dụng kẽ hở của Luật pháp, cán bộ quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải có những hiểu biết sâu sắc về chế độ kế toán của Việt Nam cũng như của quốc tế. Điều này cũng tránh gây sự xung đột trong quản lý thuế thơng qua kiểm sốt kế toán giữa Việt Nam và quốc tế, tránh gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và hơn hết là nhằm thực thi có hiệu quả nhất cơ chế quản lý tự khai, tự nộp thuế.
- Đối với công tác luân phiên, luân chuyển cán bộ. Đây là một yêu cầu bắt buộc mà Chính phủ quy định với các cơ quan tài chính để phịng chống tham nhũng, và đào tạo cán bộ nguồn có đủ phẩm chất, năng lực làm việc ở nhiều vị trí. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy cần phải sớm đưa ra các chuẩn về điều động, luân chuyển cán bộ bởi yêu cầu hiệu quả thu thuế ở mỗi khâu, mỗi bộ phận phụ thuộc vào sự ổn định và kinh nghiệm quản lý cũng như năng lực quản lý của cán bộ thuế là không nhỏ (như công tác thanh tra thuế, dự báo thu,…). Và các chuẩn ở đây nên xây theo tiêu chí kinh nghiệm (năm cơng tác có hiệu quả cao đã được cơng nhận về thành tích ở một bộ phận chức năng), trình độ (theo cấp chun viên, chun viên chính, thanh tra viên, thanh tra viên chính,…) địi hỏi cho công việc được phân công, phẩm chất đạo đức,…