Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi trong công cuộc phát triển

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 30)

1.2. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

1.2.2.2. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi trong công cuộc phát triển

kinh tế - xã hội tại các nước đang phát triển

Nhìn chung, FDI mang lại lợi ích khơng chỉ cho nhà đầu tư nước ngoài mà cả đối với nước tiếp nhận đầu tư. Riêng đối với các nước đang phát triển, hầu hết đều là nước tiếp nhận đầu tư, thì FDI lại càng có vai trị quan trọng hơn trong cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện ở những mặt sau:

Những lợi ích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi mang lại:

Trước hết, FDI là nguồn bổ sung vốn quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tại các nước đang phát triển, GDP và GDP tính theo đầu người cịn thấp

nên khả năng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế, nhu cầu chi Ngân sách thường vượt xa khả năng thu, dẫn đến thâm hụt Ngân sách, nợ quốc gia ngày càng tăng. Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới lại rất lớn. Vì thế, việc mở cửa tiếp nhận FDI là cần thiết để giải quyết bài toán về vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Hai là, FDI tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Ngồi vốn thì cơng nghệ là yếu tố

27

không thể thiếu để phát triển kinh tế. Thông qua FDI, các công nghệ sản xuất tiên tiến cũng được đưa vào các nước nhận đầu tư. Điều này khơng chỉ mang lại lợi ích về “cơng nghệ trọn gói”, mà cịn giúp phá vỡ sự cân bằng của thị trường nội địa, buộc các doanh nghiệp nội địa phải đổi mới. Hơn thế, do trực tiếp tham gia quan lý, điều hành doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường áp dụng các kỹ năng quản lý hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất giúp các nước đang phát triển theo kịp trình độ tiến bộ kỹ thuật thế giới.

Ba là, FDI mang tới cho các nước đang phát triển cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế. Vai trò này của FDI thể hiện rất rõ

nét ở các nước áp dụng chính sách FDI hướng vào xuất khẩu. Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với cơng nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, thơng qua các mối quan hệ sẵn có của các nhà đầu tư nước ngồi, hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường thế giới. Như vậy, FDI vừa làm tăng năng lực xuất khẩu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho các nước nhận đầu tư.

Thêm vào đó, hoạt động FDI cịn góp phần làm phong phú, đa dạng và sâu sắc các quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển. Chính các cam kết đảm bảo cho hoạt động FDI và hiệu quả của các dự án đầu tư là cơ sở để các nước đang phát triển thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác (ODA, FPI, tín dụng quốc tế,…). Từ đó, nền kinh tế của nước nhận đầu tư dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều này tạo thuận lợi cho các nước tham gia vào các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Bốn là, FDI tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Ngày nay, FDI chủ yếu được tiến hành bởi các công ty xuyên quốc gia và thường tập trung vào các ngành cơng nghiệp tiêu dùng và dịch vụ, vì thế đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành này ở các nước đang phát triển. Nền kinh tế các nước nhận đầu tư chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Năm là, FDI góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp FDI ngày càng

28

tăng đã góp phần nâng cao tổng cầu về lao động, giải quyết một lượng lao động dôi dư lớn cho xã hội; đồng thời tạo ra một đội ngũ các nhà quản lý bản địa có nghiệp vụ và lượng lớn cơng nhân có tay nghề cao.

Sáu là, FDI tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách cho các nước đang phát triển, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn thu do FDI mang lại

không chỉ là tiền thuế mà cịn là các loại phí và lệ phí, tiền thuê đất,…

Những tác động tiêu cực của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi:

Ngồi những tác động tích cực kể trên, FDI cũng tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực tới nước nhận đầu tư. Mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư cần đưa ra những chính sách thích hợp nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của hoạt động FDI.

Trước hết là vấn đề chuyển giá. Chuyển giá là việc xác định giá chuyển giao giữa các cơng ty có mối quan hệ liên kết với nhau mà ở đó các mức giá khơng theo sự xác định của giá thị trường, mà thường được xác định một cách chủ quan nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của tập đoàn đa quốc gia đó. Cụ thể, chuyển giá thường diễn ra nhằm các mục đích sau:

- Giảm nghĩa vụ nộp thuế bằng cách sử dụng giá chuyển giao để chuyển thu nhập ở nước có thuế cao sang nước có thuế thấp.

- Chuyển vốn và các quỹ ra khỏi một quốc gia khi có sự kiểm sốt ngoại tệ ở quốc gia đó.

- Chuyển lợi nhuận giữa các công ty con khi việc chuyển giao tài chính qua hình thức phân chia lợi tức cổ phần bị thu hẹp hoặc nới lỏng bởi chính sách của nước nhận đầu tư.

- Giảm thuế quan phải trả khi chính phủ nước nhập khẩu áp dụng biểu thuế quan tính theo % giá nhập khẩu.

Hai là nguy cơ tiếp nhận công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Công nghệ lạc hậu sẽ gây ô nhiễm môi trường, biến

các nước kém phát triển trở thành những bãi rác thải công nghệ. Thêm vào đó, cơng nghệ lạc hậu cịn làm giảm hiệu quả sản xuất, gây lãng phí các nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên của nước nhận đầu tư.

29

Ba là những tác động xấu có thể có đối với nền sản xuất nội địa với sự độc quyền, lũng đoạn thị trường của các doanh nghiệp FDI. Những doanh nghiệp

FDI, nhất là những công ty xuyên quốc gia, thường sở hữu cơng nghệ hiện đại, trình độ tổ chức sản xuất tiên tiến và nguồn vốn lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, FDI có thể đẩy một số ngành nghề sản xuất trong nước vào khó khăn do khơng đủ khả năng cạnh tranh. Xa hơn thế, tình trạng này có thể dẫn đến sự độc quyền của một số doanh nghiệp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế.

Bốn là những ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán của quốc gia nhận

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)