Xu hƣớng M&A ngày một gia tăng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 39 - 41)

II. TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG KHUYNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LA

2. Khuynh hƣớng phát triển trên thị trƣờng bán lẻ châ uÁ trong tƣơng la

2.3 Xu hƣớng M&A ngày một gia tăng

2.3.1 Khái niệm M&A trên thị trường bán lẻ

- Mua lại (Acquisition): là việc một doanh nghiệp bán lẻ có tiềm lực tài

chính mua lại hoặc thơn tính một doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này khơng có pháp nhân mới nào ra đời và thơng thường doanh nghiệp bị thơn tính sẽ khơng cịn tồn tại trên cơ sở pháp lý.

- Sáp nhập (Merger): là việc hai hai nhiều doanh nghiệp bán lẻ kết hợp với nhau. Trường hợp này một pháp nhân mới sẽ ra đời và đi vào hoạt động. Pháp nhân mới này sẽ có giá trị lớn hơn từng doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ.

2.3.2 Xu hướng M&A trên thị trường bán lẻ châu Á

Xu hướng M&A trên thị trường bán lẻ châu Á hiện nay diễn ra sôi nổi nhất tập trung vào loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp sở hữu các trung tâm mua sắm hay cửa hàng hạ giá: một trong những vụ M&A lớn nhất diễn ra trong thời điểm 2008-2009 là việc công ty bất động sản Simplex của Nhật Bản mua lại chuỗi trung tâm mua sắm Mitsukoshi-Ikebukuro với giá 705 triệu đô la (KPMG 2009, tr.6).

- Doanh nghiệp bán hàng qua mạng hay qua catalog: vụ M&A lớn nhất trong mảng này diễn ra khi Ebay mua lại công ty chuyên kinh doanh qua mạng của Hàn Quốc là GMarket Inc với giá 1,2 tỷ đô la Mỹ (KPMG 2009, tr.6).

Trong năm 2008-2009, số các vụ M&A trên lĩnh vực bán lẻ châu Á đều giảm về cả số lượng lẫn giá trị do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều tổ chức kiểm toán, tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực M&A, từ sau quý 1 năm 2010, thị trường bán lẻ châu Á sẽ chứng kiến số lượng các vụ M&A sẽ lại tăng trở lại. Công ty KPMG đã đưa ra những dự báo về tình hình M&A trên lĩnh vực bán lẻ tồn cầu, trong đó châu Á giữ vị trí là thị trường mục tiêu số 2 trên thế giới, được xếp trên cả thị trường châu Mỹ.

Biểu đồ II.4: Giá trị các hợp đồng M&A theo khu vực (6/2008-6/2009)

Nguồn: KPMG 2009, tr.6

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nằm ở hai lý do chính sau:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Á gặp nhiều rắc rối về kinh tế và giá trị công ty liên tục sụt giảm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhiều nhà bán lẻ đến từ các quốc gia phát triển hay

34.1

18.847.1 47.1

Trung Á/châu Á- Thái Bình Dương

châu Mỹ

chính trong cùng châu lục có kết quả kinh doanh tốt và nguồn lực tài chính ít bị sụt giảm có cơ hội tiến hành hoạt động mua lại.

Thứ hai, trước tình hình thị trường ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn bán lẻ khổng lồ đến từ phương Tây, các nhà bán lẻ châu Á sẽ có xu hướng liên kết lại với nhau. Nhận thức được những lợi ích từ M&A như tiết kiệm chi phí nhân viên, tiếp thu cơng nghệ mới, đạt hiệu quả của quy mô hay giành được thị phần, tăng thế cạnh tranh, các doanh nghiệp bán lẻ có thể đẩy mạnh các hoạt động M&A để đứng vững trong cuộc chơi ngày càng khốc liệt này.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)