Các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc còn yếu kém

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 56 - 59)

I. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

1. Khái quát về thị trƣờng bán lẻ Việt Nam

1.3 Các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc còn yếu kém

1.3.1 Quy mô nhỏ

Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung đều gặp khó khăn về vốn. Có thể lấy một ví dụ rất điển hình. Một siêu thị bán lẻ do một doanh nghiệp Việt Nam mở thường chỉ được đầu tư số vốn chưa đến 10 tỷ trong khi đó nhà bán lẻ nước ngồi có thể đầu tư gấp 13 lần, lên đến 130 tỷ. Một hệ quả khá rõ ràng là doanh thu bình quân của một siêu thị Việt Nam chỉ bằng 35% một siêu thị của nước ngoài (Hồng, Văn 2009).

Nguồn vốn hạn chế là một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong cuộc đua với những tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ nhưng cịn mở rộng quy mơ kinh doanh sang một số lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu nên vốn dành cho hoạt động bán lẻ lại càng bị hạn chế.

Do thiếu vốn, các nhà bán lẻ Việt Nam không thể đầu tư cho nghiệp vụ hậu cần: bến bãi, kho hàng hay phương tiện chuyên chở. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ Việt Nam ngày càng tụt lại trong cuộc đua với những nhà bán lẻ nước ngồi chun nghiệp. Vì đầu tư vào kho bãi rất nhỏ bé, họ không thể dự trữ số lượng hàng lớn do vậy không thể nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu thị trường như các nhà bán lẻ nước ngồi. Bên cạnh đó, phần lớn kho hàng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đều rơi vào tình trạng khá lạc hậu, khơng được trang bị đầy đủ hệ thống làm mát. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hàng hóa bán ra.

Hạn chế về phương tiện chuyên chở cũng làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Nếu trên các thị trường phát triển và trong các chuỗi siêu thị bán lẻ của các nhà đầu tư nước ngoài, xe chuyên chở hạng nặng, lên tới trên 30 tấn và xe container hay pallet xuất hiện ngày càng nhiều, các hệ thống siêu thị của nhà bán lẻ Việt Nam vẫn sử dụng hệ thống xe hạng nhẹ dưới 7 tấn. Năng lực chuyên chở hạn chế khiến các doanh nghiệp Việt Nam tốn

nhiều thời gian hơn và không thể đưa đến khách hàng những dịch vụ nhanh nhất, chất lượng nhất.

1.3.2 Trình độ quản lý lạc hậu

Do lĩnh vực bán lẻ hiện đại của Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào khoảng những năm 1990 nên kinh nghiệm các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có được khá hạn chế. Đội ngũ quản lý thiếu cơ hội tiếp cận với những mơ hình bán lẻ đã thành cơng trên thế giới. Tỷ lệ những nhà quản lý có kinh nghiệm trên thị trường quốc tế cịn ở mức rất nhỏ. Mơ hình quản lý ở hầu hết các cơ sở bán lẻ của Việt Nam đều khá cứng nhắc, kém linh hoạt.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực làm quản lý cũng rất thiếu hụt. Trên thị trường lao động nói chung, lượng cầu về những vị trí quản lý quan trọng (từ trưởng phịng trở lên) ln vượt quá lượng cung. Do vậy, các công ty trên thị trường ln phải tìm mọi cách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bằng việc đưa ra các ưu đãi về lương và các hình thức hỗ trợ khác. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vì tiềm lực tài chính hạn chế, khơng có kinh nghiệm trong việc xây dựng các chương trình đãi ngộ công nhân viên nên thường tỏ ra yếu thế trong việc tuyển dụng những vị trí hàng đầu có khả năng chỉ đạo hoạt động kinh doanh, vạch chiến lược dài hạn cho công ty. Đây là một cản trở rất lớn cho sự thành công của các doanh nghiệp nước nhà.

1.3.3 Chất lượng nguồn nhân lực nói chung cịn thấp

Nguồn lao động làm việc trong ngành bán lẻ hiện nay phần lớn đều không được đào tạo bài bản. Nguyên nhân chính là do ở Việt Nam hiện chưa có một chương trình đào tạo chính quy nào về ngành bán lẻ. Nhân viên làm việc trong các siêu thị hầu hết chỉ tốt nghiệp phổ thơng.

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng không tỏ ra thực sự hiệu quả trong quá trình đào tạo nhân viên của mình. Tình trạng thường thấy ở các siêu thị, cửa hàng tiện ích do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ là hiểu biết của nhân viên về các loại hàng hóa thường rất hạn chế. Số lượng nhân viên có đủ

kiến thức để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ. Một hạn chế nữa của đội ngũ nhân viên làm việc cho các nhà bán lẻ Việt Nam là trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) rất yếu kém. Phần lớn không đủ khả năng giao tiếp với khách hàng ngoại quốc. Điều này dẫn đến tình trạng là ngày càng nhiều khách hàng nước ngoài e dè khi đi mua sắm trong các siêu thị của Việt Nam. Đây là một điều rất đáng tiếc vì đối tượng này thường là những khách hàng khá tiềm năng, sức mua trung bình lớn hơn khách hàng Việt Nam và do vậy có thể đem lại khoản doanh thu đáng kể.

1.3.4 Hoạt động liên kết hạn chế

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vào thời điểm hiện nay vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc liên kết. Trên cả nước hiện mới chỉ ghi nhận hai tổ chức của các nhà bán lẻ trong nước. Đó là Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) và công ty cổ phần cổ phần Đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA).

Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam – AVR.

AVR được thành lập vào tháng 7 năm 2007 sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO. Trước tình hình các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam với tốc độ ngày càng tăng, 100 doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ và các lĩnh vực liên quan đến bán lẻ đã tập hợp nhằm cùng nhau phát triển trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Vào thời điểm thành lập, hiệp hội có 100 thành viên. Hiện nay số lượng thành viên đã lên hơn 150.

Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam

Theo sáng kiến của 4 doanh nghiệp phân phối hàng đầu Việt Nam là Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng cơng ty Thương mại Sài Gịn (Satra), Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Cơng ty Cổ phần Tập đồn Phú Thái (Phu Thai Group), VDA được thành lập ra vào ngày 01 tháng 02 năm 2007. Số vốn ban đầu là 1.500 tỷ đồng để xây dựng cơ

sở hạ tầng thương mại, trong đó có hệ thống tổng kho với các trang thiết bị hiện

đại. Mục tiêu của cơng ty là trở thành tập đồn phân phối số 1 Việt Nam (Kiều,

Hương 2007).

Lợi ích của liên kết để cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi là khá rõ ràng. Tuy nhiên, trên thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, ngoài hai liên kết nói trên thì gần như chưa xuất hiện liên minh đáng chú ý nào giữa các doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Ngun nhân dẫn đến tình hình trên có thể kể tới đầu tiên là do phần lớn các doanh nghiệp chưa nhận thức được sức mạnh đến từ việc liên kết. Rất nhiều doanh nghiệp lo sợ bí quyết kinh doanh của họ có thể bị doanh nghiệp khác đánh cắp.

Do chưa hiểu rõ được vai trò của liên kết, và những liên kết trên thị trường mới chỉ hạn chế ở mục đích hỗ trợ thành viên về vốn hay xây dựng thương hiệu, các tổ chức liên kết của các nhà bán lẻ Việt Nam chưa phát huy được ý nghĩa to lớn của mình.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 56 - 59)