II. TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG KHUYNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LA
1.2 Châu lục đông dân nhất thế giới, dân số trẻ và sức mua tăng
Mặc dù diện tích châu Á chỉ chiếm chưa đến 30% diện tích lục địa song số dân châu Á hiện nay chiếm đến 60% dân số toàn cầu và hàng năm vẫn là châu lục có tỷ lệ tăng dân số cao nhất thế giới.
Bên cạnh Trung Quốc, khu vực Đơng Nam Á là khu vực có tỷ lệ tăng dân số ở vào mức cao nhất trong châu lục và trên thế giới. Trong 5 năm vừa qua (2004-2009) tỷ lệ này ở vào khoảng 1.2%/năm và được dự báo chỉ tăng trưởng chậm lại trong vòng 15 đến 20 năm nữa (vào khoảng 0.7%/năm trong khoảng 2025-2050).
Khu vực Trung Đông (các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Ả Rập Xê Út) tuy có quy mơ dân số tương đối nhỏ hơn nếu so với khu vực Đơng Nam Á song có đến 80% dân số là dân thành thị, tỷ lệ dân số trẻ dưới 25 tuổi cũng ở mức khá cao, chiếm tới 60% dân số (A.T Kearney 2009, tr.11).
Đây cũng là khu vực có dân số trẻ với nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong những năm vừa qua. Lượng cầu nội địa ở châu Á đã giúp nền kinh tế châu lục này chống chọi với khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế ở khu vực vẫn duy trì ở mức cao. Hầu hết các nền kinh tế châu Á vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi và một tỷ lệ lớn các quốc gia này đang dần điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế tập trung vào khai thác, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng nội địa của người dân. Xã hội châu Á hiện đang xuất hiện một bộ phận khơng nhỏ người dân có nhu cầu và khả năng chi trả cho việc mua sắm, tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, những nhãn hiệu thời trang toàn cầu ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng. Vì vậy, mảng thị trường hàng xa xỉ trong thời gian tới được hứa hẹn sẽ chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ, là vùng đất đầy tiềm năng cho các nhãn hiệu thời trang, hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới.