Thƣơng mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 35 - 37)

II. TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG KHUYNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LA

2. Khuynh hƣớng phát triển trên thị trƣờng bán lẻ châ uÁ trong tƣơng la

2.1 Thƣơng mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ

Cơ quan thống kê số liệu liên quan đến Internet thế giới (Internet world stats) cho biết số lượng người sử dụng Internet hàng ngày ở châu Á tính đến thời

điểm cuối quý hai năm 2009 chiếm đến gần 43% tổng số người dùng Internet trên tồn thế giới. Theo đó, châu Á có hơn 738,2 triệu người sử dụng Internet. Tính từ năm 2002 đến 2009, số lượng này đã tăng 545,9%, tỷ lệ tăng nhanh nhất toàn thế giới (Internet World Stats 2009). Đặc biệt, số lượng người dùng Internet không chỉ tập trung ở thành thị, các thành phố lớn mà ngày càng mở rộng sang

các vùng nông thôn. Dự báo Internet ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội châu Á.

Trước cơ hội đầy hứa hẹn về một kênh bán lẻ hiện đại và mang đến những ưu thế vượt trội như vậy, các nhà bán lẻ châu Á vẫn chưa khai thác triệt để. Thương mại điện tử hiện mới chỉ chiếm giữ một phần khá khiêm tốn trong hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ đến từ châu Á. Theo báo cáo về bán lẻ tồn cầu năm 2009 mà Deloitte đưa ra thì doanh thu bán lẻ từ thương mại điện tử mới chỉ chiếm khoảng 0.6% tổng doanh thu của bán lẻ của khu vực châu Á (Deloitte

2010, tr.31). Vì vậy, chắc chắn trong thời gian tới, các doanh nghiệp bán lẻ trên

thị trường sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc triển khai kênh bán hàng đầy tiềm năng này vì đây là phương thức kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp bán lẻ châu Á rất nhiều lợi ích:

Thứ nhất, trong tình hình giá thuê mặt bằng ở các nền kinh tế sôi động nhất châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Việt Nam, .v.v. liên tục tăng và nguồn cung còn hạn chế, việc bán hàng qua mạng giúp các doanh nghiệp bán lẻ không phải chú ý nhiều đến việc th mặt bằng trưng bày hàng hóa. Chi phí th cửa hàng có thể được tiết kiệm đáng kể.

Thứ hai, thương mại điện tử giúp các nhà bán lẻ có thể tiếp cận được với nguồn khách hàng lớn hơn nhiều. Địa bàn hoạt động hồn tồn có thể mở rộng, không chỉ giới hạn ở một khu vực nhất định như việc bán hàng trực tiếp thông qua các cửa hàng, khu mua sắm. Những nhà bán lẻ lựa chọn thêm kênh bán hàng này thậm chí có thể vươn tới những thị trường ở ngồi quốc gia mình với chi phí thấp nhất. Ngồi ra, thời gian hoạt động khi bán hàng qua mạng cũng sẽ linh hoạt hơn rất nhiều, cho phép doanh nghiệp hoạt động đến 24 giờ mỗi ngày.

Thứ ba, thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ có thế cân bằng hơn với các doanh nghiệp lớn do quy mô các doanh nghiệp không phải là nhân tố quyết định nhất đối với sự thành công của các doanh nghiệp bán lẻ thương mại điện tử. Thương mại điện tử sẽ là một trong những lựa chọn hàng

đầu của các doanh nghiệp bán lẻ mới nổi ở châu Á trong quá trình cạnh tranh với các đại gia bán lẻ phương Tây như Carrefour hay Wal-mart.

Một lợi ích rõ ràng mà hoạt động bán lẻ qua mạng có thể đem lại chính là nó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến hành các hoạt động nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng, tìm hiểu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khi đó, người tiêu dùng cũng thu được rất nhiều lợi ích khi mua hàng qua các cửa hàng điện tử này. Người dân châu Á hiện nay, đặc biệt là người dân ở các quốc gia công nghiệp mới phát triển hay đang phát triển đang có xu hướng tiết kiệm tối đa thời gian mua sắm và lựa chọn hàng hóa của mình. Thương mại điện tử cung cấp cho họ những lựa chọn tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 35 - 37)