Một số công ty bán lẻ gốc Châ uÁ không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh vƣợt khỏi biên giới quốc gia, khu vực

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 28 - 31)

doanh vƣợt khỏi biên giới quốc gia, khu vực

Trong bảng xếp hạng những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới hàng năm đều xuất hiện những tên tuổi của các nhà bán lẻ châu Á. Những nhà bán lẻ châu Á này không những thành công trong việc giữ vững thị phần trên thị trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các tập đoàn Âu Mỹ mà còn ngày càng mở rộng sang các thị trường trong cùng khu vực, thậm chí sang cả những thị trường vốn là sân nhà của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Một số tên tuổi tiêu biểu có thể kể đến tập đoàn Lotte, Shinsegae của Hàn Quốc; Dailian, Bailian, Gome Home Aplliance của Trung Quốc;… Trong khn khổ có hạn của một bài khóa luận, tơi xin được đưa ra phân tích hai tập đồn bán lẻ của châu Á hiện đang rất thành cơng và liên tục có mặt trên những bảng xếp hạng những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới: AS Watson và Dairy Farm.

3.1 AS Watson

Chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Watson là một nhãn hiệu bán lẻ hàng đầu ở châu Á. Tiền thân của chuỗi cửa hàng này là một cửa hiệu chuyên cung cấp thuốc cho người nghèo ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc từ năm 1828. Sau khi trải qua một số thay đổi về mơ hình hoạt động và chủ doanh nghiệp, năm 1871, một loạt hiệu thuốc mang tên Watson

ra đời. Hiện nay, chủ sỡ hữu của hệ thống các cửa hàng bán lẻ Watson là tập đồn Hutchinson có trụ sở chính ở Hồng Kơng.

Từ năm 2005 đến nay, tập đồn này đã từng giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực bán lẻ thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo nghiên cứu của tập đoàn, mỗi tuần nhà bán lẻ này phục vụ hơn 25 triệu khách hàng trên khắp thế giới. Hiện tập đoàn này đã hoạt động ở 34 quốc gia với hơn 87.000 lao động. 10 thị trường châu Á của tập đoàn này bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Macau, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipin và Hàn Quốc. Chỉ tính riêng ở Hồng Kơng, tính đến hết năm 2009, Watson đã mở cửa 150 cửa hàng và thuê đến 2000 nhân viên. Kế hoạch trong 2 năm tới (2010 và 2011), Watson dự định nâng số lượng cửa hàng của mình ở Trung Quốc lên 1000 và số lượng cửa hàng bán lẻ toàn cầu lên 10000 (AS Watson Group 2009).

Phương châm kinh doanh của Watson là mang đến cho khách hàng trên khắp thế giới những dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, những kinh nghiệm mua sắm thú vị và cam kết đem đến cho khách hàng của mình giá trị lớn nhất mỗi ngày. Các sản phẩm bày bán trong chuỗi các cửa hàng Watson có mức độ cá biệt hóa cao với chất lượng được chuẩn hóa và đảm bảo tối đa. Ngồi mặt hàng chính là thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhà bán lẻ khổng lồ Watson còn mở rộng kinh doanh bằng việc mở một số siêu thị chuyên bán buôn và phân phối đồ uống: nước ngọt, rượu, bia và một số sản phẩm trà. Các cửa hàng trưng bày của Watson cũng ln được chú trọng về tính thẩm mỹ, và góp phần quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

3.2 Dairy Farm

Dairy Farm là một công ty đa quốc gia, thành viên của tập đoàn Jardine Matheson. Nhà bán lẻ này được xếp thứ 128 trên bảng xếp hạng 250 nhà bán lẻ toàn cầu. Lịch sử của Dairy Farm bắt đầu từ thế kỷ 19 tại Hồng Kông. Khi mới ra đời, lĩnh vực kinh doanh chính của Dairy Farm là các sản phẩm liên quan tới sữa. Cùng với thời gian, Dairy Farm đã mở rộng và trở thành một trong những tập

đồn bán lẻ uy tín và năng động nhất châu Á. Doanh thu bán lẻ 2008 của Dairy Farm đạt 6,7 tỷ đô la Mỹ và lợi nhuận gần 350 triệu đô (Deloitte 2010, tr.16).

Thành công của Dairy Farm đạt được là vì tập đồn này đã biết cách đa dạng hóa các mơ hinh kinh doanh, bao gồm: siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng chuyên doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cửa hàng tiện ích, nội thất và gần đây là cả các tiệm ăn cao cấp. Các thương hiệu quen thuộc trên các thị trường châu Á như siêu thị Wellcome, ThreeSixty, Shop N Save, Hero; đại siêu thị Giant; chuỗi cửa hàng chăm sóc sắc đẹp Mannings, Guardian; hàng loạt cửa hàng tiện ích 7-Eleven (theo hợp đồng nhượng quyền của tập đoàn 7-Elenven, Hoa Kỳ) ở Hồng Kông, Trung Quốc, Singapo hay nhãn hiệu Starmart; Cửa hàng nội thất IKEA;… đều thuộc quyền sở hữu của Dairy Farm. Tập đồn này cịn nắm giữ 50% cổ phần của chuỗi hàng ăn uống cao cấp nhất Hồng Kông là Maxim’s.

Một chiến lược khá quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu Dairy Farm trên thị trường châu Á là tập đoàn này rất quan tâm đến việc củng cố tên tuổi của mình thơng qua các hoạt động vì cộng đồng. Hoạt động gần đây nhất của Dairy Farm đã hòa theo trào lưu “xanh” trên khắp thế giới. Đó là việc họ vận động các chuỗi cửa hàng của mình cũng như khách hàng đến mua sắm khơng sử dụng túi nilon mà thay vào đó là các túi vải thân thiện với mơi trường. Tập đồn này cũng thực hiện những kế hoạch thu nhỏ kích cỡ hóa đơn và nhãn giá hàng hóa nhằm tiết kiệm giấy cho Trái Đất. Bên cạnh đó, Dairy Farm cũng là một trong những nhà bán lẻ châu Á hoạt động từ thiện mạnh mẽ nhất, như tham gia ủng hộ thường niên quỹ bệnh nhân bệnh tim, trẻ em nghèo, các quỹ vì sự phát triển của thanh thiếu niên hay chung tay trong cuộc tái thiết tỉnh Tứ Xuyên sau vụ động đất lịch sử giữa năm 2009. Nhờ vào những hoạt động này, Dairy Farm đã gây dựng được một hình ảnh hết sức thân thiện trong đời sống hàng ngày của người dân châu Á.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 28 - 31)