Nhƣợng quyền thƣơng mại trên thị trƣờng bán lẻ sẽ ngày càng phổ biến

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 37 - 39)

II. TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG KHUYNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LA

2. Khuynh hƣớng phát triển trên thị trƣờng bán lẻ châ uÁ trong tƣơng la

2.2 Nhƣợng quyền thƣơng mại trên thị trƣờng bán lẻ sẽ ngày càng phổ biến

2.2.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại (thuật ngữ Tiếng Anh: franchising) có lịch sử từ nước Mỹ. Đây là một ý tưởng kinh doanh được thực hiện giữa hai bên: phía chuyển giao quyền và phía mua quyền. Phía chuyển giao quyền có thể là một tổ chức: cơng ty sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Phía mua quyền thường là những cá nhân hay cũng có thể gặp một số tổ chức kinh doanh độc lập. Hợp đồng nhượng quyền được thiết lập trên cơ sở người mua quyền phải trả hai loại phí cho bên chuyển giao: tiền bản quyền thương hiệu và phí để được thực hiện các hoạt động kinh doanh với tên và cơng nghệ của phía chuyển giao (thường được tính trên doanh số hàng tháng hoặc hàng năm). Đồng thời, bên mua cũng phải cam kết với bên nhượng quyền phải tổ chức kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn và quy trình được quy định bởi phía chuyển giao.

2.2.2 Hoạt động nhượng quyền trên thị trường bán lẻ châu Á

Hoạt động nhượng quyền diễn ra khá mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ châu Á trong thời gian qua, đặc biệt là việc nhượng quyền các cửa hàng tiện ích (convenience store). 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện ích bán lẻ lớn nhất thế giới có trụ sở chính đặt ở Dallas, Hoa Kỳ là thương hiệu có hoạt động chuyển nhượng thành cơng nhất ở châu Á tính đến thời điểm này. 7-Eleven đã chuyển nhượng thành công gần 30,000 cửa hàng tiện ích ở 14 quốc gia, bao gồm các thị trường chủ yếu ở châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan. 7-Eleven hiện nay đang tiến hành hai mơ hình nhượng quyền ở thị trường châu Á: mơ hình nhượng quyền truyền thống dành cho các cá nhân hay cơng ty bắt đầu hoạt động và chương trình chuyển đổi mơ hình kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh hiện hữu (7-Eleven 2010). Dairy Farm, một trong những nhà bán lẻ châu Á thành công nhất cũng đang đẩy mạnh các hoạt động chuyển nhượng của mình trên các thị trường mới nổi của châu Á. Đây là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ở châu Á thực hiện hoạt động nhượng quyền các cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm liên quan đến sữa.

Trong thời gian tới, hoạt động nhượng quyền sẽ tiếp tục phát triển trên thị trường bán lẻ châu Á, đặc biệt là việc nhượng quyền các mơ hình bán lẻ qua các cửa hàng tiện ích do những đặc thù của thị trường này.

Thứ nhất, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khi muốn đặt chân vào châu Á nhưng chưa đủ khả năng để nghiên cứu hay chưa thực sự nắm rõ về thị trường này có thể phát triển mạng lưới mà khơng phải trực tiếp điều hành hoạt động của các cửa hàng. Hoạt động nhượng quyền cho phép họ bắt tay với các doanh nghiệp/cá nhân ở châu Á. Phía mua quyền này thường có hiểu biết nhất định về thị trường nội địa, dễ dàng tìm kiếm các nguồn cung hàng ổn định, giá hợp lý. Do vậy, phía mua quyền sẽ giúp quảng bá nhãn hiệu được chuyển nhượng.

Thứ hai, đối với các nhà bán lẻ châu Á, tiến hành mua nhượng quyền tỏ ra khá phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các cá nhân. Do đặc thù của hoạt động nhượng quyền là chi phí bỏ ra không lớn bằng việc gây dựng thương hiệu và cửa hàng kinh doanh hoàn toàn mới, việc mua nhượng quyền sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, hoạt động theo các hợp đồng nhượng quyền từ các nhà bán lẻ lớn, có tên tuổi, bên mua quyền được tiếp thu nhiều về kinh nghiệm quản lý, tổ chức chuỗi cửa hàng. Thông thường, bên được nhượng quyền sẽ được bên chuyển giao quyền hỗ trợ trong quá trình xây dựng, thiết kế gian hàng hay lựa chọn danh mục hàng hóa, và kể cả việc đào tạo nhân viên. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những tổ chức mới hoạt động, thiếu kinh nghiệm kinh doanh.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 37 - 39)