Các loại hình kinhdoanh bán lẻ khá phong phú đa dạng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 50 - 53)

I. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

1. Khái quát về thị trƣờng bán lẻ Việt Nam

1.1 Các loại hình kinhdoanh bán lẻ khá phong phú đa dạng

1.1.1 Hệ thống bán lẻ truyền thống vẫn chiếm ưu thế

Thị trường bán lẻ Việt Nam nhìn chung là thị trường phân tán và quy mơ cịn khá khiêm tốn nếu xét trên quy mô dân số. Chợ và các cửa hàng theo kiểu hộ gia đình vẫn chi phối cả thị trường. Mặc dù quy định mới về việc cấm bán hàng rong tại một số quận nội thành ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã được ban hành từ tháng 2/2008, loại hình này vẫn giữ vai trị đáng kể trong thói quen mua sắm của người Việt Nam.

Đặc biệt ở khu vực nơng thơn nơi có hơn 70% dân số Việt Nam đang sinh sống, hệ thống bán lẻ truyền thống chiếm vị trí gần như áp đảo.

Theo thống kê của RNCOS, trong thời kỳ từ 2006 đến nay, doanh thu từ hệ thống bán lẻ truyền thống đang giữ khoảng 90% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên thị trường. Riêng tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nơi xuất hiện ngày càng nhiều các mơ hình bán lẻ hiện đại, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống vào khoảng 75-80% (RNCOS 2008, tr.62).

1.1.2 Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại khá phong phú, đa dạng

Hệ thống bán lẻ hiện đại hiện đang tồn tại ở Việt Nam dưới rất nhiều hình thức khác nhau: trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị, siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh,…

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi siêu thị đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Tháng 10 năm 1993, siêu thị đầu tiên được mở là một siêu thị thuộc sở hữu nhà nước. Tính từ thời điểm đó tới nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch nội địa đã thúc đẩy các mơ hình bán lẻ hiện đại nở rộ ở Việt Nam. Sự tăng lên về số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại ở 6 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và Hồ Chí Minh có thể được thể hiện trong bảng sau trong tương quan với số lượng các cửa hàng thuộc kênh bán lẻ truyền thống. KÊNH BÁN LẺ 2006 2007 2008 SỐ LƢỢNG TỶ LỆ TĂNG (% SO VỚI 2006) SỐ LƢỢNG TỶ LỆ TĂNG (% SO VỚI 2007)

Hiện đại (các loại hình siêu thị và cửa

hàng tiện ích)

230 368 60 425 15,5

Truyền thống 88.035 96.957 10 99.687 2,8

Bảng III.1: Số lƣợng cửa hàng bán lẻ theo loại hình tại 6 thành phố

lớn nhất Việt Nam

Nguồn: Global Agriculture Information Network – GAIN 2010, tr.3-11

Hệ thống bán lẻ hiện đại của Việt Nam ngồi việc phân chia dựa trên mơ hình kinh doanh cịn có thể phân loại dựa trên hình thức sở hữu. Theo đó, các cửa hàng bán lẻ hiện đại có thể được phân thành ba loại với những đặc trưng sau:

Thuộc sở hữu nhà nước: mặc dù siêu thị bán lẻ hiện đại đầu tiên của Việt

Nam là của nhà nước song các cửa hàng bán lẻ loại này đang ngày càng mất dần thị phần trên thị trường bán lẻ. Tốc độ tăng trưởng của mơ hình kinh doanh bán lẻ thuộc sở hữu nhà nước cũng thấp nhất, chỉ đạt khoảng 12%/năm trong giai đoạn từ 2002-2008 (RNCOS 2008, tr.56).

Thuộc sở hữu tư nhân hay các doanh nghiệp trong nước: loại hình này đang

dẫn đầu về số lượng các cửa hàng, chiếm vị trí áp đảo trên thị trường bán lẻ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đều trên 20% (RNCOS 2008, tr.56).

Sài Gòn Co.op Mart – Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Ví dụ thành cơng nhất về nhà bán lẻ Việt Nam không thuộc sở hữu nhà nước là chuỗi siêu thị Co.opMart. Từ khi siêu thị đầu tiên ra đời (Co.pMart Cống Quỳnh) năm 1996, Saigon-Co.op đã không ngừng phát triển và trở thành hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hơn 40 siêu thị. Hệ thống siêu thị Co.opMart là một trong những hệ thống siêu thị lớn trong nước với sự đầu tư hiện đại, công nghệ quản lý chuyên nghiệp. Thành cơng của chuỗi siêu thị Sài Gịn Co.op Mart có được là do những người lãnh đạo ngay từ thời kỳ đầu đổi mới đã nhanh chóng thay đổi tư duy, học hỏi kinh nghiệm bán lẻ từ các thị trường phát triển trong khu vực và trên thế giới, sớm phát triển mơ hình kinh doanh theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường.

Thành cơng của Sài Gịn Co.op Mart đáng kể nhất là doanh nghiệp bán lẻ duy nhất của Việt Nam được bầu chọn trong top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á trong sáu năm liên tiếp (2004-2009)

Thuộc sở hữu nước ngồi: mặc dù các mơ hình kinh doanh này mới chỉ giữ

thị phần nhỏ trên thị trường nhưng tăng trưởng khá mạnh, gần 20%/năm và dự đoán sau khi thị trường được hồn tồn mở cửa thì sẽ đạt mức tăng lớn hơn đáng kể (RNCOS 2008, tr.58).

Trên thị trường bán lẻ Việt Nam, Big C và Metro là hai tập đoàn bán lẻ đến từ nước ngồi có hoạt động rộng khắp nhất. Hai tập đồn này sẽ được trình bày trong phần kế tiếp khi phân tích về sự phát triển của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 50 - 53)