Hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục chiếm ƣu thế

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 41 - 43)

II. TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG KHUYNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LA

2. Khuynh hƣớng phát triển trên thị trƣờng bán lẻ châ uÁ trong tƣơng la

2.4 Hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục chiếm ƣu thế

Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia châu Á đều bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, thị trường bán lẻ của mỗi quốc gia được dự đoán sẽ có những thay đổi đáng kể. Theo dự đoán, trong tương lai, hệ thống bán lẻ hiện đại với ba mơ hình kinh doanh: đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện ích sẽ vẫn giữ thế vượt trội nhưng sẽ xuất hiện thêm các mơ hình bán lẻ mới.

Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm có một bộ phận khơng nhỏ người tiêu dùng châu Á. Họ đã trở nên ngày càng quan tâm đến giá cả hàng hóa và các chương trình khuyến mại giảm giá mà các nhà bán lẻ đưa ra. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen năm 2009, có đến 70% dân châu Á chú ý nhiều đến giá cả hơn so với năm 2008 (Nielsen 2009). Kết quả là họ chỉ mua những thứ thực sự cần thiết hơn là những thứ bắt mắt và cố gắng giảm số lượng hàng hóa phải mua và ngày càng muốn tìm kiếm những sản phẩm giảm giá.

Trước tình hình đó, thị trường châu Á trong thời gian tới được dự báo sẽ chứng kiến sự bùng nổ của một loạt các cửa hàng giảm giá (discount stores).

Các cửa hàng giá rẻ trong thời gian gần đây đã gây dựng cho mình một khối lượng khách hàng khá đơng đảo và một văn hóa mới mẻ. Rất nhiều người

tiêu dùng châu Á đã tạo ra hoặc chạy theo trào lưu “săn lùng hàng hạ giá” vào các thời điểm nghỉ lễ, hình thành một nét sinh hoạt mới mẻ trong xã hội châu Á.

Ngoài hệ thống cửa hàng hạ giá, thị trường bán lẻ châu Á trong thời gian tới, theo cơ quan nghiên cứu thị trường thuộc IBM (IBM 2007, tr.44-50), sẽ

chứng kiến sự ra đời và bùng nổ của một số loại hình bán lẻ hiện đại sau:

 Siêu thị nhỏ (mini-mart)

Là mơ hình bán lẻ tự phục vụ quy mơ nhỏ hơn siêu thị, thường được đặt ở các khu dân cư. Số lượng sản phẩm được bán trong các siêu thị với các chủng loại chính là thực phẩm tươi sống, lương thực khô và các sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của các hộ gia đình. Khác với các cửa hàng tiện ích, các siêu thị nhỏ này khơng bán bánh kẹo cao cấp, thuốc lá hay báo, tạp chí. Diện tích mỗi siêu thị khá nhỏ, chỉ từ 100 đến 300 mét vuông. Giá bán ở đây chỉ ngang bằng giá ở các chợ truyền thống nhưng hàng hóa được trình bày có tính thẩm mỹ cao và đảm bảo về vệ sinh.

Do ở nhiều thị trường ở các quốc gia châu Á, một tỷ lệ không nhỏ người mua sắm thường đi bộ hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nên các đại siêu thị ở xa khu trung tâm hay các siêu thị lớn nằm trong các khu mua sắm sầm uất thường khơng phù hợp. Vì vậy, mơ hình nằm trong các khu dân cư này có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.

 Đại siêu thị cỡ nhỏ (compact hypermarket)

Đây là loại hình đại siêu thị quy mơ nhỏ, với số lượng, chủng loại hàng hóa ít hơn đại siêu thị. Mơ hình kinh doanh này khắc phục được những khó khăn về mặt bằng kinh doanh cũng như những hạn chế về mặt pháp lý mà các đại siêu thị thường gặp phải. Ngồi ra, do số lượng hàng hóa ít hơn, việc mua sắm ở mơ hình bán lẻ này sẽ thuận lợi và tiết kiệm đáng kể về thời gian so với mua sắm ở các đại siêu thị. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện những đặc điểm vượt trội so với các siêu thị như cho phép người mua sắm tiếp cận với các khu ẩm thực hay giải

trí. Diện tích mỗi cửa hàng từ 2000 đến 6000 mét vuông và thường được xây dựng nhiều tầng.

 Cửa hàng bán sản phẩm chuyên dụng (specialty store)

Mơ hình cửa hàng này mục đích phục vụ cho người có thu nhập cao trong xã hội, sản phẩm được cá biệt hóa, thường là sản phẩm sạch, nguồn gốc thiên nhiên, sản phẩm chức năng, bổ dưỡng, chất lượng thượng hạng. Diện tích mỗi cửa hàng từ khoảng 200 đến 500 mét vuông. Các cửa hàng này thường là các đại lý độc quyền trong một khu vực địa lý nhất định.

 Cửa hàng tiện ích kiểu mới (convenience plus)

Các cửa hàng này thường được đặt ở trung tâm, những phố mua sắm sầm uất, hay các khu mua sắm trong các khu dân cư tập trung hay gần những trạm xăng, điểm dừng xe buýt. Hàng hóa được bán thường là lương thực, thực phẩm khô và thực phẩm tươi sống, bánh mỳ, thuốc lá, bánh kẹo, báo, tạp chí và các hàng hóa thiết yếu khác. Giá hàng hóa đắt hơn siêu thị từ 10 đến 15%. Diện tích mỗi cửa hàng từ 200 đến 800 mét vuông.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 41 - 43)