II. NHÓM KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam
2.2 Nhạy bén nắm bắt thông tin, điều chỉnh theo những biến động thị trƣờng
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang xây dựng chiến lược kinh doanh của mình theo hướng tập trung vào các cửa hàng bán lẻ hiện đại, và trong tương lai có thể mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường sẽ đóng vai trị là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng của doanh nghiệp.
Trong tình hình thị trường bán lẻ trong nước cũng như trên thế giới liên tục biến động, doanh nghiệp nào có được thơng tin nhanh nhất và chính xác nhất, doanh nghiệp đó sẽ vượt lên những doanh nghiệp khác và hội nhập được vào xu thế chung. Ngược lại, những doanh nghiệp chậm trễ trong việc thu thập xử lý thông tin sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu và tụt lại trong cuộc chơi ngày càng khốc liệt.
Để có được thơng tin hữu ích nhất phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đầu tiên doanh nghiệp bán lẻ phải khơn khéo tiếp cận người tiêu dùng. Nhờ đó, họ có thể hiểu được nhu cầu đang hiện hữu trên thị trường đồng thời cũng có thể dự báo những nhu cầu chưa xuất hiện nhưng rất có tiềm năng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần phải chú trọng nghiên cứu tình hình lao động cũng như thu nhập của đối tượng khách hàng mục tiêu để ra những quyết định phân phối đúng đắn.
Ngoài việc tiếp cận người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần liên tục thu thập thông tin về các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành để có thể nắm được những chiến lược mở rộng mới của đối thủ cạnh tranh, về dịch vụ cũng như chủng loại sản phẩm mà đối thủ của mình đang cung cấp cho khách hàng. Thơng qua đó, doanh nghiệp có thể phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và có thể tiếp thu những nét tiến bộ từ doanh nghiệp khác hay học tập từ những thất bại trên thị trường.