Thất bại của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan trên thị trƣờng nội địa

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 44 - 45)

III. HAI THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ ĐIỂN HÌNH CỦA CHÂ UÁ GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY

1.2 Thất bại của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan trên thị trƣờng nội địa

Hệ quả của chính sách mở cửa khơng kiểm sốt của chính phủ Thái Lan đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mảng bán lẻ truyền thống của quốc gia này. Hàng loạt cửa hàng bán lẻ truyền thống ở thủ đô Băng Cốc và các tỉnh khác đã bị phá sản, đặc biệt là ở những vùng xuất hiện các cửa hàng tiện ích hoạt động dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu. Trong khi đó, những nhà bán lẻ nước ngoài bằng việc kinh doanh bán hàng qua các cửa hiệu giảm giá dần tạo vị trí độc quyền trên thị trường nước này. Đến năm 2001, tức là chưa đầy 5 năm sau khi

mở cửa thị trường, hệ thống bán lẻ qua các cơ sở giảm giá (discount stores) đã

chiếm được 23% thị phần. 97% chuỗi các cửa hàng giảm giá thuộc sở hữu của các nhà bán lẻ nước ngồi. Trong khi đó, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống sau khi giảm gần 10.000 cửa hàng đã sụt giảm mạnh, từ 74% xuống còn 46% (Macedo, Jorge và Chino, Tadao 2003, tr.31).

Tình hình cịn xấu hơn khi chính những nhà cung cấp trong nước cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Sự ra đời của các cửa hàng giảm giá đã đẩy một số

lượng lớn nhà cung cấp Thái Lan vào thế bất lợi trong các vụ mặc cả giá bán hàng hóa.

Sự kiện này đã gây ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Thái Lan, tạo nên làn sóng phản đối tồn cầu hóa mạnh mẽ trong người dân nước này. Chính phủ Thái Lan đối mặt với sức ép phải đóng cửa thị trường bán lẻ của mình. Trong tình trạng đó, một loạt các chính sách “chữa cháy” đã được Chính phủ đưa ra, chủ yếu là các biện pháp về mặt quản lý. Có thể kể đến một số biện pháp như việc Chính phủ hỗ trợ cho việc thành lập các cửa hàng bán lẻ cộng đồng (community retail

shops), đào tạo đội ngũ quản lý cho những cửa hàng bán lẻ nhỏ, thiết lập bộ phận

tư vấn Retail Clinic,… (Macedo, Jorge và Chino, Tadao 2003, tr. 32-33).

Vai trị của Chính phủ tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống hay các siêu thị bán lẻ quy mô nhỏ. Tuy nhiên, những biện pháp này không phát huy được tối đa tác dụng do không được xây dựng và thực thi một cách hệ thống, tác động chỉ dừng ở mức tạm thời. Bên cạnh đó, việc Chính phủ sửa đổi lại các bộ Luật đã làm cản trở q trình tự do hóa thương mại, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Doanh nghiệp bán lẻ của Thái Lan ngày càng mất tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.

2. Hàn Quốc

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng thị trường bán lẻ châu á và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 44 - 45)