Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm gas công nghiệp - công ty cổ phần gas petrolimex (Trang 43 - 48)

II. Phân tích mơi trường bên ngồi

2.1. Môi trường vĩ mô

2.1.1. Kinh tế

Năm 2008, trên thế giới tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp. Những tháng đầu năm giá dầu thô và nhiều loại vật tư, lương thực đột biến tăng cao; sự suy yếu của thị trường tài chính, đồng đơ la Mỹ mất giá, kinh tế của Mỹ giảm sút đã ảnh hưởng lan rộng đến các nền kinh tế khác. Trong những tháng gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ngày càng lan rộng, diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu ổn định. Mức độ trầm trọng của khủng hoảng tài chính tồn cầu và chiều hướng suy thoái của kinh tế thế giới tác động nhiều mặt đặc biệt về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp và gián tiếp, du lịch... Điều đó gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế xã hội các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu.

Trong nước nền kinh tế cịn nhiều khó khăn thách thức. Ảnh hưởng lạm phát kéo dài đối với các doanh nghiệp, đời sống người lao động cịn nhiều khó khăn. Tình hình rét đậm, rét hại kéo dài ở các tỉnh phía Bắc, ngập lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm sức mua của nơng dân… Khủng hoảng tài chính thế giới đang tác động tiêu cực vào kinh tế Việt Nam, nhất là trong những tháng cuối năm 2008, thể hiện rõ nét nhất là suy giảm tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp, suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ tháng 9/2008.

Kinh tế thế giới năm 2009 được dự báo khó khăn hơn năm 2008, khủng hoảng tài chính thế giới cịn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu ổn định. Nhiều nước đã cơng bố tình trạng suy thối kinh tế. Xuất khẩu khó khăn hơn, kinh tế thế giới suy giảm, sản xuất và tiêu dùng bị thu hẹp, chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng tăng lên sẽ hạn chế nhu cầu nhập khẩu, làm giảm khả năng xuất khẩu của nước ta. Du lịch sẽ bị ảnh hưởng nặng. Đầu tư trực tiếp nước ngồi có khả năng giảm mạnh. Đầu tư gián tiếp và lượng kiều hối chuyển về nước sẽ ít hơn, khả năng vay nợ, bảo lãnh nhập khẩu cũng sẽ khó khăn hơn. Ngồi ra những vấn đề mang tính tồn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nhiên liệu, an ninh lương

thực cũng là những thách thức lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Ở trong nước nền kinh tế nước ta cịn nhiều khó khăn thách thức. Một số cân đối vĩ mơ cịn tiềm ẩn sự chưa ổn định, sức cạnh tranh cả 3 cấp độ còn yếu, ảnh hưởng lạm phát năm 2008 còn kéo dài đối với các doanh nghiệp, đời sống người lao động cịn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình hình thiên tai dịch bện có thể cịn diễn biến phức tạp. Tiếp tục thực hiện các cam kết quốc, sang năm 2009 sẽ cắt giảm thuế đối với toàn bộ biểu thuế khoảng 10.600 đồng để đến 2010 sẽ giảm còn 13,4% theo cam kết. Đối với hàng cơng nghiệp, mức thuế bình qn sẽ tiếp tục giảm để trong vịng 4 - 6 năm tới chỉ còn 12,6%. Về dịch vụ, bắt đầu thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ phân phối hàng hoá cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài từ 1/1/2009.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức chúng ta cũng có những thuận lợi cơ bản: thể chế kinh tế thị trường dần dần được hoàn thiện; sự hợp tác kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết tạo thêm môi trường và điều kiện mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ; kết quả bước đầu của các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng bền vững đã và đang tiếp tục phát huy kết quả và là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự phát triển.

Ngày 15/1 vừa qua, Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành cũng đã thông qua kế hoạch sử dụng 17.000 tỷ đồng để kích cầu đầu tư, thực hiện thơng qua bù lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Chương trình bù lãi suất này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lý, tạo động lực cho hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vay vốn lưu động để nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, vay kinh doanh chứng khốn, tài chính, ngân hàng, vay vốn để trả nợ các hợp đồng tín dụng khác… khơng được hưởng chính sách ưu đãi này.

2.1.2. Văn hóa – xã hội

Năm 2008, công tác tư tưởng - văn hóa đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Ngành Văn hóa Thơng tin đã tổ chức tốt nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và kỷ niệm các ngày lễ, hội lớn của dân tộc, thu hút sự quan tâm của đơng đảo quần chúng nhân dân.Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã có những đổi mới, cải tiến về nội dung, chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thưởng thức của nhân dân. Cơng tác thanh tra, kiểm tra văn hóa và phịng chống tệ nạn xã hội vẫn được triển khai tích cực và thường xuyên.

Giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng cao đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của đại bộ phận dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, các chương trình hỗ trợ giáo dục – đào tạo nâng cao dân trí cũng được triển khai rộng rãi. Cũng trong năm 2008, việc phát hiện hàng loạt các nhà máy sản xuất vi phạm Luật Bảo vệ môi trường đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.

Năm 2009, Công tác thanh tra, kiểm tra văn hóa và phịng chống tệ nạn xã hội sẽ được triển khai tích cực và thường xuyên. Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp nhằm bình ổn giá cả tiêu dùng và từng bước nâng cao hơn nữa mức sống của nhân dân. Các vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo cũng vẫn sẽ được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đặc biệt, việc cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ được thắt chặt nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường.

2.1.3. Chính trị – pháp luật

Tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định là thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh ổn định. Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm được tăng cường. Cơng tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính tại những lĩnh vực có nhiều bức xúc trong xã hội như: đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, thủ tục hải quan, thu thuế, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, công chứng… đã có những bước tiến mới, được nhân dân và doanh nghiệp đồng tình.

Về mặt pháp luật, từ tháng 1/2009 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí đã có hiệu lực. Trong bộ Luật, 11 điều của Luật dầu khí được ban hành từ năm 1993 (sửa đổi lần thứ nhất năm 2000) đã được tiến hàng sửa đổi và bổ sung.

Mục đích trực tiếp của việc sửa đổi này là để tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi vào các hoạt động dầu khí, đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng cho quốc gia. So với Luật Dầu khí hiện hành thì luật sửa đổi, bổ sung có 20 điểm mới. Trong đó có một số điểm nổi bật, có tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí.

Chẳng hạn, trước đây Luật Dầu khí chỉ điều chỉnh đến các sản phẩm dầu khí được tích tụ trong các tầng chứa trầm tích, đá vội hoặc móng nứt nẻ. Thế nhưng, theo khảo sát, hiện có rất nhiều khí metan nằm trong các vỉa than. Đây là một dạng năng lượng rất cần được thăm dò và khai thác để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt ở khu vực phía bắc, tại đồng bằng sơng Hồng. Tuy nhiên, đến nay chúng ta lại đang thiếu khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thăm dị và khai thác loại khí này.

Một vấn đề nổi bật nữa là các nội dung thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về dầu khí. Luật Dầu khí hiện nay đã có quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí từ năm 1993, nhưng phải đến tháng 6/2003, Thủ tướng mới giao cho Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Cơng Thương) quản lý Nhà nước về dầu khí bằng Nghị định 55/2003/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định lại chưa cụ thể hóa hết những nội dung chi tiết về quản lý Nhà nước về dầu khí. Vì vậy, lần sửa đổi này đã quy định rõ hơn những nội dung thuộc chức năng quản lý Nhà nước về dầu khí của Bộ Cơng Thương.

2.1.4. Các điều kiện tự nhiên

Với đường bờ biển dài 3.260 km và gần 700.000 km2

thềm lục địa, vị trí địa lý của nước ta đã mang lại cơ hội phát triển lớn cho ngành dầu khí. Qua tìm kiếm thăm dị cho đến nay, các tính tốn dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu. Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sơng Hồng, Phú Khánh, Nam Cơn Sơn, Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây... đã được xác định tiềm năng và với trữ lượng là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3

dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí.

Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3

.

Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2008 đã khoan thăm dò và thẩm lượng 35 giếng, trong đó khoan thăm dị 19 giếng và khoan thẩm lượng 16 giếng, phát hiện 03 mỏ dầu khí mới tại các giếng: Hổ Xám Nam, Hải Sư Bạc, giếng D14- Malaysia; Ký được 18 hợp đồng dầu khí mới (07 hợp đồng trong nước và 11 hợp đồng với nước ngồi). Trong cơng tác phát triển mỏ và khai thác, đã đưa 5 mỏ mới vào khai thác gồm: mỏ dầu Cá Ngừ Vàng, mỏ dầu Phương Đơng, mỏ khí Bunga Orkid, mỏ dầu Sư Tử Vàng và mỏ dầu Sơng Đốc. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ở một số mỏ khơng ổn định, diễn biến bất thường, thời tiết biển xấu nên sản lượng từ các giếng ở các mỏ mới được đưa vào khai thác không đạt được kết quả như dự kiến ban đầu. Chính vì vậy, sản lượng khai thác dầu thô năm 2008 chỉ đạt 14,94 triệu tấn, bằng 93,8% kế hoạch năm và giảm 6,2% so với năm 2007; hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đơng - Bạch Hổ, Nam Côn Sơn, PM3 - Cà Mau vận hành an tồn và ổn định. Khai thác khí ước đạt 7,4 tỷ m3, bằng 99,0% kế hoạch năm và tăng 7,9% so với năm 2007.

2.1.5. Công nghệ

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực dầu khí liên tục được đẩy mạnh bởi các quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của năng lượng đối với việc phát triển kinh tế. Chính vì vậy, khi nhu cầu về dầu khí ngày càng cao theo đà phát triển của kinh tế thế giới là lúc các nhà khoa học công bố nhiều công nghệ mới giúp nâng cao sản lượng dầu khí. Nhiều cơng nghệ mới đã được các tập đồn dầu khí hàng đầu thế giới như Shell, Total, BP… áp dụng vào các quá trình thăm dị, khai thác, lọc dầu, tách khí…

Tại Việt Nam, các công nghệ tiên tiến cũng đã được các cán bộ khoa học trong nước nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong khai thác dầu khí. Có thể nêu ra ví dụ như cơng nghệ đánh dấu đồng vị phóng xạ đã được các cơng ty Khai thác dầu khí Việt Nam và quốc tế sử dụng khai thác trên thềm lục địa Việt Nam tại mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông... nhằm tăng cường hiệu quả khai thác. Theo tính tốn của các nhà

khoa học, nguồn lợi từ việc ứng dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị phóng xạ mang lại khoản lợi ở mỗi giếng dầu từ 10-15 triệu USD. Khoản lợi ấy cịn lớn hơn khi chính các nhà khoa học Việt Nam thực hiện được công nghệ này. Điều này không chỉ giúp cho ngành dầu khí có được cơng nghệ phù hợp với đặc thù vùng mỏ Việt Nam, thu được những lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn, nó đã khẳng định một bước tiến của khoa học năng lượng nguyên tử nước ta.

Công nghệ GPS và GIS cũng đã được ứng dụng trong việc thành lập các bản đồ, thu thập giám sát và phân tích số liệu thực địa. Các giải pháp cơng nghệ khơng gian có thể làm đơn giản đi tất cả từ việc thành lập bản đồ các tài sản cố định như hệ thống đường ống và các đầu nối đường ống đến việc sử dụng chúng cho duy tu bảo dưỡng, để mở rộng hay triển khai các chương trình khắc phục khi có sự cố xảy ra. Các bản đồ được lập có độ chính xác tới một vài đềximét thực sự là những công cụ đắt giá và hiệu quả khi các cơng ty dầu khí muốn xây dựng bản đồ hay xác định vị trí của các tài sản ngầm. Sử dụng công nghệ và giải pháp GPS và GIS tiên tiến sẽ góp phần đơn giản hố các bước xử lý trong q trình thu thập, lưu trữ và phân tích các dạng số liệu thực địa quan trọng. Với số liệu phân bố không gian các tài sản cố định rất chính xác, cho phép các cơng ty dầu khí hoạt động hiệu quả hơn, quản lý đơn giản hơn, giảm chi phí và ra tăng lợi nhuận.

Viện Dầu khí Việt Nam ra đời năm 1978 với 4 trung tâm nghiên cứu cũng đã góp phần đảm bảo giải quyết các vấn đề nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, tư vấn có đầy đủ luận cứ khoa học và tham mưu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Ngồi ra, Viện cịn tiến hàng đào tạo và cung cấp cán bộ đầu ngành cho Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Mang lại lợi ích lâu dài cao nhất cho người lao động, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đối tác.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm gas công nghiệp - công ty cổ phần gas petrolimex (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)