(a)
Khi bạn muốn làm việc với đồ họa smartArt thì bạn mở thư viện đồ họa SmartArt và chọn một mẫu thích hợp (hình 2.8b).
Chèn âm thanh từ máy tính hoặc từ 1 file trên mạng nội bộ hoặc chèn 1 file trong thư viện clip (những file này có tên như Mysound.wav hoặc Atmospheric.mid) theo những bước sau:
1. Click vào tab Insert.
2. Chọn mũi tên trên hộp Audio.
3. Để chọn 1 file âm thanh từ máy tính, chọn Audio from File. Tìm flie và nhấp đơi chuột để chèn nó vào slide.
4. Để chèn âm thanh từ thư viện clip, chọn Clip Art Audio và tìm kiếm clip trong cửa sổ nhiệm vụ Clip Art. Chọn clip bạn muốn chèn vào slide.
5. Chọn Record Audio nếu muốn ghi âm.
Sau khi chèn âm thanh có thể điều chỉnh âm lượng, cách bắt đầu âm thanh, thiết lập thời gian cho âm thanh,… bằng cách sử dụng Playback để
thực hiện.
Chèn phim bằng cách trong tab Insert chọn Video, chọn Video from File để chọn 1 file từ máy tính (định dạng *.avi; *.mp4; *.swf) hoặc Clip Art
Video để chèn video từ thư viện. Lưu ý khi chèn video:
Khi chèn video vào slide, nếu là định dạng mà PowerPoint hỗ trợ và codec đúng thì quá trình chèn diễn ra rất nhanh. Nếu bị treo máy hay quá trình chèn diễn ra quá lâu, bạn nên dùng các chương trình chuyển mã video chuyên dụng để chuyển video về định dạng PowerPoint hỗ trợ.
Thao tác 7: Thao tác tạo hiệu ứng hồn thiện nội dung và hình thức của bài giảng
Hiệu ứng chuyển tiếp slide có trong tab Transitions. Nếu bạn muốn
hiệu ứng chỉ có tác dụng khi nhấp chuột hoặc ấn một phím từ bàn phím như: Spacebar, Enter, Page Up, Page Down thì bạn đánh dấu chọn vào hộp On
Mouse Click.
Nếu muốn PowerPoint tự động chuyển đến slide kế tiếp sau một thời gian xác định trước thì bạn đánh dấu chọn vào hộp After và nhập một
khoảng thời gian cụ thể vào mục nằm ở bên dưới.
Để thêm các hiệu ứng âm thanh vào giai đoạn chuyển tiếp, chọn một kiểu âm thanh từ danh sách của mục Sound.
Nhấp vào nút Apply to All để áp dụng hiệu ứng cho tất cả các slide. Sử dụng các hiệu ứng cho các các đối tượng trên slide theo các bước sau:
1. Nhấp chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng.
2. Chọn tab Animations, một loạt các hiệu ứng sẵn có xuất hiện.
3. Tùy thuộc vào đối tượng mà ta chọn để áp dụng hiệu ứng tương ứng. Nhấp chọn hiệu ứng mong muốn.
Để gỡ bỏ một hiệu ứng có sẵn khỏi một đối tượng, ta chọn Animation Pane rồi nhấp chọn đối tượng và ấn nút Delete hoặc nhấp chuột phải vào hiệu
ứng cần xóa và chọn Remove.
Thao tác 8: Tạo các siêu liên kết và các nút lệnh điều hướng trong bài thuyết trình
Với các nút điều kiển hoặc các siêu liên kết (hyperlink) đặt đúng chỗ trong bài thuyết trình sẽ giúp việc trình bày được dễ dàng hơn trong việc di
chuyển hoặc nhảy đến một nội dung nào đó trong hoặc ngồi bài thuyết trình. Chúng ta có thể tạo siêu liên kết cho các đối tượng trong bài thuyết trình như Textbox, shape, hình ảnh, bảng biểu, e-mail, tập tin của ứng dụng khác, …
Các bước thực hiện như sau:
1. Chọn văn bản hoặc đối tượng cần gán thêm hyperlink.
2. Vào ngăn Insert, nhóm Links, chọn lệnh Hyperlink hoặc nhấn tổ hợp phím tắt <Ctrl+K>.
3. Để liên kết đến 1 slide khác trong bài giảng, chọn Place in this Document tại khung Link to .
4. Để tạo liên kết đến 1 slide ở bài giảng khác, dưới khung Link to,
chọn lệnh Existing File or Web Page và tìm đến chọn bài thuyết trình chứa slide cần liên kết đến trong khung Look in. Chọn nút lệnh Bookmark… hộp thoại Select Place in Document xuất hiện. Bạn chọn vào tên slide cần liên
kết. Sau đó nhấn nút OK.
Hiệu chỉnh hoặc xóa hyperlink:
1. Chọn đối tượng có hyperlink cần hiệu chỉnh hoặc xóa.
2. Vào ngăn Insert, nhóm Links, chọn lệnh Hyperlink. Nhấn nút Remove Hyperlink trong hộp thoại Edit Hyperlink để xóa bỏ siêu liên kết
hoặc hiệu chỉnh lại thông tin cho hyperlink và nhấn OK.
Đối với một bài giảng, vấn đề liên kết giữa các Slide là rất cần thiết. Khi tiến hành liên kết đến các slide cần chú ý trở về trang đã được liên kết với nó, tránh hiện tượng xuất hiện các trang liên kết nhầm lẫn khi tiến hành giảng dạy trên lớp.
Nhấp chuột vào nút Slide show góc dưới phải màn hình. Sau khi dùng chuột hoặc nút mũi tên trình chiếu thử mà thấy các Slide xuất hiện chưa đúng ý đồ thiết kế, chúng ta phải hiệu chỉnh lại (một hoặc một số thao tác ở trên). Đảm bảo rằng khi giảng dạy khơng cịn sai sót về chính tả, cấu trúc, nội dung,...
2.1.4.5 Viết bản hướng dẫn (nếu cho người khác sử dụng)
Trong bản hướng dẫn cần thể hiện rõ ý đồ sư phạm, phương pháp và phương tiện dạy học, kỹ thuật sử dụng BGĐT.
Chúng ta có thể tóm tắt các bước thiết kế BGĐT trên Powerpoint qua sơ đồ sau: