Khảo sát tình hình dạy học sinh học ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 45 - 126)

TT Tên bài giảng Số

tiết Lớp Sử dụng BGĐT Thời gian GV sử dụng (phút) Thời gian HS sử dụng (phút)

1 Sinh trưởng của vi sinh vật 1 10A1 Có 35 10

2 Khái niệm về bệnh truyền

nhiễm và miễn dịch 1 10A2 Có 30 15

3 Quang hợp ở thực vật 1 11E Có 37 8

4 Hướng động 1 11K Không 36 9

TT Tên bài giảng Số tiết Lớp Sử dụng BGĐT Thời gian GV sử dụng (phút) Thời gian HS sử dụng (phút)

6 Điện thế hoạt động và sự lan

truyền xung thần kinh 1 11B Có 40,5 4,5

7 Sinh trưởng và phát triển ở

động vật 1 11H Có 37 8

8 Cơ chế điều hòa sinh sản 1 11I Không 39 6

9 Phiên mã và dịch mã 1 12A Có 41 4

10 Quy luật Menđen: quy luật

phân li 1 12B Không 42 3

Tỉ lệ trung bình GV sử dụng BGĐT trong dạy học sinh học: 70% Trong 1 giờ dạy:

- Thời gian trung bình GV sử dụng là: 83,33% - Thời gian trung bình HS sử dụng là: 16,67%

1.2.3. Một vài kết luận rút ra qua khảo sát

1.2.3.1 Về hoạt động giảng dạy của GV

Qua những số liệu ở phần khảo sát, chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ GV sử dụng BGĐT trong dạy học Sinh học cao (70%). Tuy nhiên hầu hết các bài giảng chưa khai thác triệt để “kênh hình”, cịn nặng về “kênh chữ”. Một số bài

giảng cịn trình bày thơng tin trên các slide trình chiếu thay bảng viết, nên HS khó nắm bắt được bố cục bài giảng.

Nhiều GV sử dụng giáo án điện tử chỉ để trình diễn một vài hình ảnh, một vài đoạn phim cho HS xem thích mắt chứ chưa quan tâm đến hiệu quả của việc dạy tương tác mà giáo án điện tử mang lại. Ở một góc độ nào đó thì BGĐT mới chỉ góp phần đổi mới việc đọc – chép, ghi – chép của ngày xưa bằng việc chiếu – chép mà thơi.

GV chưa khai thác có hiệu quả một số tính năng của Powerpoint, ví dụ như sử dụng các cơng cụ để vẽ hình, sử dụng các hiệu ứng cho các đối tượng, kỹ thuật chèn hình ảnh, video, flash, thiết kế trị chơi,...nên bài giảng mặc dù có ứng dụng CNTT nhưng chưa được sử dụng như một cơng cụ hữu hiệu để điều khiển tiến trình bài giảng.

Kỹ năng khai thác tài nguyên trên internet của GV chưa tốt nên tư liệu sử dụng trong bài giảng điện tử chưa được phong phú.

Qua thống kê thời gian sử dụng của GV trong giờ học chúng ta có thể rút ra kết luận người GV đóng vai trị chủ đạo trong quá trình dạy – học. Trong tất cả các giờ học chúng tôi dự, phương pháp diễn giảng được sử dụng với tỉ lệ thời gian lớn (83,33%). Vì vậy, người GV làm việc vất vả, hoạt động liên tục. Đối với một số bài như: Tuần hoàn máu; Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh; Quy luật Menđen: quy luật phân li; Phiên mã và dịch mã kiến thức dài và khó với HS gây cho GV tâm lý chạy đua với thời gian. Họ thường quan tâm tới việc trình bày trọn vẹn kiến thức trong SGK cho HS. Đóng khung kiến thức trong SGK, kết hợp với phương pháp diễn giảng khiến giờ học trầm lắng, HS dường như không hứng thú với giờ học. Phương pháp diễn giảng của thầy đã dần dần làm nguội lạnh trong HS lòng say mê học tập, tính ham hiểu biết, ham học hỏi. Các em khơng tự mình nghiên cứu sâu bài giảng, khơng tự tìm tịi học hỏi để mở mang thêm kiến

thức. Như vậy các sử dụng BGĐT này đã đi ngược với lý thuyết tiếp nhận và cảm thụ “Coi HS vừa là mục tiêu vừa là phương tiện, phương thức đạt đến mục tiêu trong sự thống nhất biện chứng” [50]. Một giờ học không phát huy

được chủ thể, sự sáng tạo của HS thì khơng thể rèn luyện cho các em một phương pháp học tập đặc biệt là khả năng tự học cũng như việc tạo dựng hứng thú ham học để tự học.

Như vậy, nhìn chung việc ứng dụng CNTT trong các bài giảng phần lớn mới dừng lại ở các bài trình diễn trên lớp, chưa hỗ trợ HS tự học, tự đánh giá kết quả học tập, cũng như giúp HS tìm kiếm những kiến thức mới.

Khi được hỏi về lý do không sử dụng bài giảng điện tử, một số GV trả lời rằng: không phải bài nào dạy bằng giáo án điện tử cũng hiệu quả, những bài sử dụng giáo án điện tử thì khâu chuẩn bị rất tốn thời gian, phải tìm kiếm nhiều tư liệu hơn. Mặt khác, ở các trường THPT của Hà Nội, không phải trường nào, GV nào cũng thường xuyên dạy bằng giáo án điện tử, bởi một số lý do khách quan như thiếu máy tính, máy chiếu.

Bên cạnh đó, kiến thức, kĩ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tin học cho giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xóa mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả.

1.2.3.2 Về hoạt động của HS

Theo cách giảng dạy của thầy, HS trở thành những khách thể thụ động trong giờ học. Trong suốt giờ học một số nghe, ghi chép, một số làm việc riêng, thậm chí có HS cịn ngủ gật trong giờ. Đối với một số giờ học có sử dụng BGĐT, học sinh khơng kịp ghi chép hoặc không xác định được nội dung cần ghi chép. Trong các giờ học thật hiếm có hiện tượng HS xung phong phát biểu ý kiến. GV đưa ra câu hỏi và chỉ định HS trả lời. Tuy nhiên vẫn có những HS xung phong phát biểu và trả lời được những câu hỏi khó một cách

xuất sắc. Nhưng trường hợp đó khơng nhiều. Thế hệ HS ngày nay rất thơng minh và nhạt bén. Có lẽ GV chưa gợi được hứng thú học tập của các em, chưa tạo dựng được tâm thế hứng khởi cho HS trong giờ học. GV chưa khuyến khích được sự tích cực của HS.

1.2.4. Thực trạng sử dụng BGĐT dạy học kiến thức SLĐV ở trường THPT chuyên ngoại ngữ. chuyên ngoại ngữ.

Từ thực tế của việc ứng dụng CNTT trong thiết kế BGĐT trong dạy học sinh học nói chung và kiến thức SLĐV nói riêng ở trường THPT chuyên ngoại ngữ có những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

- Nhận thức của GV về việc sử dụng CNTT trong dạy học sinh học là một nhu cầu cần thiết.

- GV bộ mơn Sinh học đều có độ tuổi dưới 40 tuổi, có kiến thức và kĩ năng sử dụng các phần mềm trong dạy học.

- Thiết kế màn hình đẹp, đa dạng.

- Đã sử dụng nhiều các phần mềm chuyên dụng làm các thí nghiệm ảo, lồng ghép phim ảnh minh họa.

- Rất chịu khó thu thập tư liệu cho mơn học.

- HS rất hứng thú với những giờ học có ứng dụng CNTT.

Tuy nhiên, tình hình sử dụng BGĐT trong thực tế cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Khó khăn:

- Cơ sở hạ tầng cho ứng dụng CNTT còn thấp là một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học gắn liền với việc trang bị máy vi tính và các thiết bị hỗ trợ khác như: máy chiếu

(projector), hệ thống điện lưới, mạng cục bộ,...Hiện tại, trường THPT chuyên ngoại ngữ được trang bị 02 máy chiếu và màn chiếu lưu động. Có 02 phịng học được lắp đặt sẵn máy chiếu và màn chiếu. Do đó, để thực hiện một giờ học có sử dụng bài giảng điện tử, GV phải đăng kí, vận chuyển và lắp đặt máy chiếu với máy tính cá nhân tại phòng học hoặc HS phải di chuyển đến các phòng học chuyên dụng. Điều này gây mất thời gian di chuyển của HS và ổn định tổ chức lớp học.

- Sử dụng màn hình khơng hợp lí trong việc bố trí chữ (viết quá nhiều – dư, viết quá ít – phải lật trang liên tục), kích cỡ chữ, nội dung viết cũng như tính nhất quán trong trình bày (đâu là nội dung cho HS ghi chép, đâu là điều khiển của GV..)

- Lạm dụng các hiệu ứng làm HS mất tập trung vào bài giảng.

- Lạm dụng màu sắc, âm thanh hoặc sử dụng chúng khơng hợp lí, khơng nhất quán...

- Cỡ chữ, kiểu chữ không được qui định thống nhất làm cho bài giảng lộn xộn, khó theo dõi.

Kết luận chƣơng 1:

1 - Về thực chất, giáo án điện tử chính là bản thiết kế của BGĐT. Do đó, xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế BGĐT là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được BGĐT.

2 - Tự học của HS THPT ln ln gắn liền với năng lực chủ động tích cực. Do đó, hoạt động dạy học của GV phải hướng vào việc hình thành kĩ năng, phương pháp tự học, tự thu nhận và xử lí thơng tin.

3 - Việc thiết kế và sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài giảng thực sự đơn giản và tiện ích, khơng tốn kém nhưng khả năng phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học lại đạt kết quả cao.

4 - Việc thiết kế và sử dụng BGĐT trong dạy học sinh học chưa phát huy được tính tự học của HS do chưa có phương pháp thiết kế phù hợp trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc dạy học cơ bản.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DẠY HỌC

SINH HỌC 11 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH 2.1. Thiết kế bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh

2.1.1. Phân tích chương trình và nội dung sách giáo khoa sinh học 11

Sinh học là ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của sinh học là thế giới sống. Sự sống ở mức độ nguyên tử và phân tử được nghiên cứu thông qua sinh học phân tử (molecular biology), hóa sinh (biochemistry) và di truyền phân tử (molecular genetics). Ở mức độ tế bào, nó được hiểu biết thơng qua tế bào học (anatomy) và mô học (histology). Sinh học phát triển (developmetal biology) nghiên cứu sự sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau hoặc phát triển cá thể (onogeny) của sinh vật.

Với mức độ lớn hơn, di truyền học quan tâm đến tính di truyền giữa cha mẹ và con cái. Di truyền học quần thể (population genetics) xem xét toàn bộ quần thể và hệ thống học (systematics) quan tâm đến sự tiến hóa của nhiều lồi thuộc các nhánh tiến hóa (lineage). Mối quan hệ qua lại giữa các quần thể với nhau và với ổ sinh thái của chúng là đối tượng của sinh thái học (ecology) và sinh học tiến hóa (evolutionary biology). Một lĩnh vực tương đối mới là sinh học vũ trụ (astrobiology hoặc xenobiology) nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống ngoài trái đất [31].

Trong trường THPT ở Việt Nam, Sinh học giúp HS hiểu được khoa học về thế giới sống, kể cả con người, đồng thời hiểu được mối quan hệ của sinh giới với mơi trường nhiệt đới gió mùa. Qua mơn Sinh học, hình thành ở HS thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Kiến thức sinh học đã chiếm tỉ trọng lớn trong các môn tự nhiên, xã hội, khoa học ở bậc tiểu học và trở thành môn học sinh học ở cấp THCS và THPT.

Chương trình Sinh học 10 đề cập 3 phần: - Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống. - Phần hai: Sinh học tế bào.

- Phần ba: Sinh học vi sinh vật

Chương trình sinh học 11 đề cập tới

- Phần bốn: Sinh học cơ thể động vật và thực vật Chương trình sinh học 12 đề cập 3 phần:

- Phần năm: Di truyền học. - Phần sau: Tiến hóa. - Phần bảy: Sinh thái học.

Về cấu trúc chương trình sinh học thể hiện rõ quan điểm, nghiên cứu sự sống theo các cấp tổ chức từ nhỏ đến lớn như: phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể, quần thể – loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển. Mỗi cấp tổ chức đều nghiên cứu cấu trúc, hoạt động sống, mối quan hệ giữa các cấu trúc, giữa cấu trúc với chức năng hoạt động, giữa cấp tổ chức và môi trường.

2.1.1.1 Cấu trúc chương trình Sinh học 11

Tồn bộ chương trình sinh học 11 nghiên cứu cấp tổ chức cơ thể, nhưng là cơ thể đa bào. Cơ thể đa bào có cấu trúc phức tạp hơn nhiều so với cơ thể đơn bào. Cơ thể đa bào được tạo nên bởi nhiều cấp tổ chức trung gian như mô, cơ quan (do các mô tạo nên), hệ cơ quan (do các cơ quan tạo nên). Chương trình sinh học 11 chỉ tập trung vào cơ thể thuộc hai giới: Thực vật và Động vật (trong đó có cả người) và chỉ đi sâu vào hoạt động sống, còn về cấu trúc đã được học ở trung học cơ sở, chỉ phần nào cần thiết thì nhắc lại làm cơ sở cho việc nghiên cứu các hoạt động sinh lí. Theo khái niệm giới Thực vật và Động vật, thì hai giới này chỉ bao gồm những cơ thể đa bào (đơn bào thuộc

giới Nguyên sinh). Nội dung chủ yếu của Sinh học 11 là nghiên cứu bốn mặt hoạt động sinh lý ở cấp cơ thể, đó là:

- Trao đổi chất và năng lượng. - Sinh trưởng và phát triển. - Cảm ứng.

- Sinh sản.

Về mỗi hoạt động sinh lý ở thực vật và động vật có những điểm riêng, nên SGK hiện nay phải trình bày mỗi hoạt động sinh lí ở thực vật và động vật thành những mục riêng biệt nhau.

Cần chú ý rằng Sinh học 11 nghiên cứu cấp cơ thể đa bào. Tuy mọi hoạt động sinh lý đều diễn ra trong từng tế bào đã được học từ lớp 10, nên lớp 11 chỉ xét các hoạt động diễn ra ở từng hệ cơ quan, vì hoạt động ở từng hệ cơ quan được phối hợp chặt chẽ với nhau tạo thành hoạt động ở cấp cơ thể đa bào.

Cơ thể đa bào rất đa dạng và phong phú, do vật mỗi hoạt động sinh lí thường được biểu hiện rất khác nhau ở mỗi giới Thực vật và Động vật. Do đó, trong mỗi hoạt động sinh lí ở thực vật, động vật cần xác định rõ có những dạng nào, q trình diễn biến ở mỗi dạng có những đặc điểm và cơ chế như thế nào? Từ đó có ứng dụng phù hợp, đồng thời cũng cho thấy đặc điểm tiến hóa, thích nghi của mỗi hoạt động sinh lí trong giới Thực vật và Động vật từ sinh vật có tổ chức thấp đến cao.

Trong từng hoạt động sinh lí như: trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở thực vật, cũng như động vật đều đề cập đến cơ chế sinh lí ở mức cơ thể, cũng đồng nghĩa với mức cơ thể diễn ra ở từng hệ cơ quan và tương tác giữa các hệ cơ quan với nhau và giữa cơ thể với môi trường.

2.1.1.2 Nội dung SGK Sinh học 11

a. Nội dung

- Chuyển hóa vật chất và năng lượng:

+ Thực vật: Trao đổi nước, ion khoảng và nitơ; các quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật. Thực hành: thí nghiệm thốt hơi nước và vai trị của phân bón. Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit. Phát hiện hô hấp ở thực vật.

+ Động vật: Tiêu hóa, hấp thụ, máu, dịch mô, bạch huyết và sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau; các cơ chế đảm bảo cân bằng nội mơi. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người.

- Cảm ứng:

+ Thực vật: Vận động hướng động và ứng động. Thực hành: Một số thí nghiệm về hướng động.

+ Động vật: Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau; điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và dẫn truyền xung thần kinh trong tổ chức thần kinh; tập tính. Thực hành: xem phim về tập tính động vật.

- Sinh trưởng và phát triển:

+ Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; các nhóm chất điều hịa sinh trưởng ở thực vật; hoocmơn ra hoa và florigen, quang chu kì và phitơcrơm.

+ Động vật: Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 45 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)