Slide mở đầu Sinh sản vơ tín hở động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 113)

b. Tiến trình dạy học

* Mục I: Sinh sản vơ tính là gì?

Khái niệm sinh sản vơ tính, GV chỉ cần nêu giống như ở thực vật, sau đó cho một HS nhắc lại: dấu hiệu bản chất của sinh sản vơ tính là gì? Và ghi lên bảng: như ở thực vật.

Hình 2.41. Silde 1 - Sinh sản vơ tính ở động vật

Để nắm vững các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật, cần gợi ý cho HS nêu được các hình thức sinh sản vơ tính và đặc điểm cơ bản của mỗi hình thức. Chia HS thành 4 nhóm.

Ta có thể gợi ý như sau:

1. Đặc điểm cơ bản của sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh là gì? Cho ví dụ minh họa.

- Sau khi HS các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi, GV chốt kiến thức.

Hình 2.42. Silde 2 - Sinh sản vơ tính ở động vật

Hình 2.43. Silde 3 - Sinh sản vơ tính ở động vật

Hình 2.45. Silde 5 - Sinh sản vơ tính ở động vật

Hình 2.47. Silde 7 - Sinh sản vơ tính ở động vật

2. Trong 4 hình thức sinh sản vơ tính, hình thức nào thuộc sinh sản sinh dưỡng? (nảy chồi, phân mảnh,...)

- Trinh sinh có thể coi là sinh sản bằng bảo tử được hay khơng? Vì sao? (được, vì bào tử và trứng đều là tế bào sinh sản đơn bội mà trong sinh sản bằng bào tử, cây con được hình thành từ bào tử, cịn trinh sinh thì cơ thể mới được hình thành từ trứng chưa thụ tinh. Do đó trinh sinh có bản chất là sinh sản bào tử).

Qua thảo luận, GV bổ sung cuối cùng kết luận: ở động vật và thực vật đều có các hình thức sinh sản nảy chồi, phân mảnh (tái sinh) và trình sinh. Như vậy bản chất sinh sản vơ tính ở động vật và thực vật là như nhau.

3. Sinh sản vơ tính ở động vật có ưu nhược điểm gì? - HS dựa vào nội dung lệnh SGK/tr.173 để trả lời câu hỏi.

Hình 2.48. Silde 8 - Sinh sản vơ tính ở động vật

\

* Mục III: Ứng dụng

Sau khi chốt lại kiến thức về các hình thức sinh sản vơ tính, GV nêu tiếp: Người ta đã ứng dụng các hình thức sinh sản vơ tính vào ni cấy mơ, ghép mơ và nhân bản vơ tính như thế nào?

Để trả lời vấn đề nêu ra, GV gợi ý:

- Làm thế nào để mô của cơ thể động vật phát triển được trong ống nghiệm?

- Quy trình kỹ thuật của nhân bản vơ tính ở động vật như thế nào? (chiếu slide quy trình nhân bản vơ tính ở cừu Dolly). Vì sao nhân bản lại thuộc sinh sản vơ tính?

Hình 2.50. Silde 10 - Sinh sản vơ tính ở động vật

Hình 2.51. Silde 11 - Sinh sản vơ tính ở động vật

Hình 2.52. Silde 12 - Sinh sản vơ tính ở động vật

- GV mở rộng kiến thức cho HS về một số thành tựu nhân bản vơ tính trên các đối tượng cừu dolly, chó, chuột, khỉ,...

c. Củng cố

Có thể củng cố bằng các câu hỏi sau:

- Sinh sản vơ tính ở thực vật và động vật có những điểm nào giống nhau? Điểm nào riêng biệt?

- Từ hiểu biết về sinh sản vơ tính ở động vật, thực vật người ta có ứng dụng như thế nào?

- Ghép mắt ở thực vật và ghép mô ở động vật có những điểm nào tương đồng?

d. Dặn dị, bài tập về nhà

- Đọc trước bài 45: sinh sản hữu tính ở động vật. - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr.174.

Kết luận chƣơng 2:

1 - Phần kiến thức sinh lý học cơ thể động vật là phần khó của chương trình Sinh học bậc THPT. Việc phân tích cấu trúc, xác định nội dung trọng tâm của mỗi bài học như đã trình có ý nghĩa rất quan trọng. Nó có vai trị định hướng cho quá trình thiết kế BGĐT theo hướng phát huy năng lực tự học để thực hiện được các mục tiêu về kiến thức đã đề ra. 2 - Những yêu cầu sư phạm, cũng như những thao tác cơ bản trong thiết

kế BGĐT góp phần làm nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế và tăng hiệu quả quá trình dạy – học.

3 - Việc xây dựng quy trình thiết kế BGĐT gồm 6 bước và hướng dẫn cụ thể các thao tác bằng hình ảnh giúp GV chủ động hơn trong quá trình xây dựng BGĐT.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Thông qua sử dụng BGĐT được thiết kế theo hướng phát huy năng lực tự học của HS dạy học phần kiến thức sinh lý cơ thể động vật, Sinh học 11 để kiểm chứng hiệu quả của BGĐT.

Việc tiến hành TN phải khơng làm ảnh hưởng đến thời khóa biểu, hoạt động học tập – ngoại khóa của nhà trường, của lớp TN.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành TN BGĐT 4 nội dung kiến thức sinh lý cơ thể động vật ở chương 1, 2, 3 và 4 phần Sinh học cơ thể chương trình sinh học lớp 11:

- Nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: TN bài Tuần

hoàn máu.

- Nội dung cảm ứng ở động vật:TN bài Tập tính của động vật

- Nội dung sinh trưởng và phát triển ở động vật: TN bài Sinh trưởng và

phát triển ở động vật.

- Nội dung sinh sản ở động vật: TN bài sinh sản vơ tính ở động vật.

Q trình TN được tiến hành theo phương pháp và quy trình lý thuyết đã đề ra theo tư tưởng giả thuyết khoa học của đề tài.

3.3. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm

- Đối tượng TN: HS trường THPT chuyên ngoại ngữ - Đại học ngoại ngữ - ĐHQGHN.

+ Lớp TN: H - K4; H – K42; E – K42. + Lớp ĐC: E - K41, D – K42; A – K42.

Tiêu chí chọn đối tượng TN: trình độ của 2 nhóm TN và ĐC tương đối đồng đều. Để đảm bảo tiêu chí đó, chúng tơi lựa chọn đối tượng TN dựa trên cơ sở:

+ Kết quả học tập môn Sinh học được khảo sát trước khi TN. + Kết quả khảo sát về nhận thức, thái độ và kĩ năng TH.

+ Tham khảo kết quả học tập của các môn tự nhiên khác trước khi TN. Nguyên tắc tiến hành TN là tổ chức quá trình dạy học song song lớp TN với lớp ĐC và chất lượng 2 lớp qua khảo sát thăm dị trước khi TN chính thức tương đương nhau.

- Thời gian thực nghiệm:

+ Từ 22/11/2010 đến 2/04/2011 (năm học 2010 – 2011) đối với HS lớp H - K41, E - K41.

+ Từ 04/10/2011 đến 16/10/2011 (năm học 2011 – 2012) đối với HS lớp D – K42; H – K42; A – K42; E – K42.

3.4. Kết quả thực nghiệm

Để đánh giá chuẩn xác và khách quan kết quả TN, chúng tôi đã tiến hành 2 bài kiểm tra trong khi TN, mỗi bài 45 phút theo hình thức trắc nghiệm và 1 bài kiểm tra theo hình thức thuyết trình bằng Powerpoint sau khi thực nghiệm xong bài tập tính ở động vật. Các kết quả bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10 và được phân tích định tính, định lượng để thấy rõ kết quả khác biệt của những tác động sư phạm ở lớp TN với lớp ĐC. Các tiêu chí cơ bản để đánh giá là: khả năng nhớ, hiểu và vận dụng sáng tạo các tri thức đã học, phát triển các thao tác trí tuệ, trọng tâm và hệ thống hóa và khái quát hóa.

3.4.1. Đánh giá kết quả trong thực nghiệm về mặt định lượng

Về mặt định lượng: Dựa vào các tiêu chí cơ bản trên chúng tôi xây dựng biểu điểm cho các đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả của các tác động sư phạm trong TN. Để phân tích các kết quả thu được chúng tôi sự dụng phương pháp toán thống kê với các chỉ số tính theo các cơng thức sau:

+ Lập các bảng: phân phối, tần suất, tần suất hội tụ. + Vẽ các đường phân phối trên đồ thị.

+ Tính các tham số thống kê đặc trưng: Xm; Cv%; s; tđ bằng các công thức: - Điểm trung bình: 1 1 n i i i X x n n    - Sai số trung bình cộng: m 1 n  - Phương sai: 2 2 1 1 ( ) n i i i s X X n n    

- Độ lệch tiêu chuẩn: biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng: 2

ss

- Hệ số biến thiên: Để so sánh 2 tập hợp có X khác nhau: 1

(%) .100

Cv

x

- Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định td theo công thức: 1 2

2 2 1 2 1 2 d X X t S S n n   

Giá trị tới hạn của td là tα tra trong bảng phân phối Student với α = 0,05 và bậc tự do f = n1 + n2 – 2. Nếu tdtthì sự sai khác các giá trị trung bình TN và ĐC là có nghĩa.

Chú thích:

+ n1; n2: số HS được kiểm tra ở nhóm lớp TN; ĐC. + 2

1

S ; 2 2

S : phương sai của các lớp nhóm TN; ĐC. + X X1; 2: điểm trung bình của các lớp nóm TN; ĐC.

+ fi; xi: số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng là xi, trong đó 0 ≤ xi ≤ 10 đặc trưng cho phổ phân bố điểm của bài kiểm tra ở mỗi lớp.

Kết quả chấm bài kiểm tra trong TN được xử lí thống kê và tổng hợp như sau:

Bảng 3.1. Tần suất (fi %) qua các lần kiểm tra

Lần KT Lớp Xi n Kém (1 - 2) Yếu (3 - 4) T.Bình (5 - 6) Khá (7 - 8) Giỏi (9 - 10) 1 TN 138 0 0 10.87 36.23 52.90 ĐC 142 0 0 17.61 61.27 21.12 2 TN 138 0 0 9.07 31.85 59.0 ĐC 142 0 0 14.08 57.30 22.10 3 TN 138 0 0 3.25 27.53 69.22 ĐC 142 0 0 10.56 64.93 24.51 Tổng hợp TN 276 0 0 7.73 31.86 60.41 ĐC 284 0 0 16.26 61.18 22.58

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất tổng hợp các bài KT ở hai nhóm lớp TN và ĐC

Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho phép rút ra một số nhận xét:

- Nhóm TN, tỷ lệ điểm khá, giỏi tăng từ bài KT số 1 (89.13%) đến bài KT số 3 (96.75%) là 7.62%, trong khi đó tỉ lệ tần suất xuất hiện điểm trung bình giảm từ 10.87% đến 3.25%, khơng có HS điểm yếu, kém. Điều đó chứng tỏ HS đã làm quen và nắm bắt được phương pháp tự học qua BGĐT và vận dụng có hiệu quả.

- Nhóm ĐC, sự biến động tần suất xuất hiện các loại điểm số có chiều hướng tương tự nhóm TN, song chủ yếu HS đạt điểm khá. Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi ở bài KT số 1 (21.12%), bài KT số 3 (24.51%) tăng 3.39%.

Tuy cả 2 nhóm TN và ĐC đều có xu hướng tăng tỉ lệ điểm khá, giỏi qua các bài kiểm tra, điều đó cho thấy HS đã biết tiếp cận và quen dần với bài giảng theo hướng tự học. Song ở nhóm TN chủ yếu HS có điểm giỏi (60.41%) trong khi nhóm ĐC HS chủ yếu đạt điểm khá (61.18%), tỉ lệ điểm giỏi chỉ chiếm 22.58%. Điều đó cho thấy HS ở các lớp TN đã tự học có hiệu

fi (%)

1 - 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Xi fi (%)

quả hơn, tiến bộ nhanh hơn và kiến thức vững chắc hơn nhóm ĐC, đặc biệt là kĩ năng nắm kiến thức toàn diện, sâu sắc và vận dụng sáng tạo.

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả thuyết trình bằng powerpoint

Lần KT Lớp Xi n Kém (1 - 2) Yếu (3 - 4) T.Bình (5 - 6) Khá (7 - 8) Giỏi (9 - 10) 1 TN 138 0 0 0 18.60 81.40 ĐC 142 0 0 12.37 42.55 45.08

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất kết quả thuyết trình ở nhóm lớp TN và ĐC

Nhận xét: Kết quả bảng 3.2 cho phép rút ra một số nhận xét:

- Nhóm TN, chủ yếu HS đạt điểm giỏi (81.40%), trong khi HS đạt điểm khá chỉ chiếm 18.6%, khơng có HS đạt điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ, HS đã vận dụng được kĩ năng tự học được hướng dẫn thông qua BGĐT ở trên lớp vào các hoạt động tự học ở nhà.

fi (%)

- Nhóm ĐC, có HS đạt điểm trung bình (12,37%), số HS đạt điểm giỏi chỉ chiếm 45.08%, thấp hơn nhóm TN là 36.32%. Điều đó chứng tỏ HS ở các lớp TN vận dụng kiến thức và kĩ năng tự học có hiệu quả hơn ở nhóm ĐC.

Cả 2 nhóm TN và ĐC đều khơng có HS đạt điểm yếu, kém do HS của trường THPT chuyên ngoại ngữ đều là những HS có năng lực nhận thức từ mức khá trở lên.

3.4.2. Đánh giá kết quả trong thực nghiệm về mặt định tính

Phân tích khả năng hiểu đúng, đầy đủ, sâu sắc, khả năng hệ thống hóa, khái quát hóa, khả năng so sáng, khả năng ghi nhớ lâu bền và vận dụng sáng tạo các tri thức về sinh lý cơ thể động vật sau quá trình tự học để giải thích các hiện tượng, thí nghiệm.

Phân tích hiệu quả tác động sư phạm khi TN, chúng tôi quan tâm đến 2 vấn đề: Chất lượng lĩnh hội tri thức và phong cách tự học, hoàn thiện nhân cách.

Để đánh giá chất lượng lĩnh hội, vận dụng tri thức, chúng tôi tập trung quan tâm tới 3 tiêu chí tương ứng với các câu hỏi, bài tập trong các đề KT như sau:

- Tiêu chí cơ bản: Phản ánh mức độ nắm vững các khái niệm, các quá trình và cơ chế chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, cảm ứng ở động vật, sinh trưởng và phát triển ở động vật và sinh sản ở động vật. Cụ thể:

+ Hiểu đúng, đủ các tri thức về sinh lý cơ thể động vật và so sánh với thực vật.

+ Nắm vững các khái niệm, cơ chế về các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật, chiều hướng tiến hóa và vai trị của chúng đối với đời sống động vật. Từ đó rút ra các ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

Tiêu chí này xác định HS có đạt u cầu nhận thức tối thiểu đối với mục tiêu bài học hay khơng. Cụ thể là: có nhớ được những kiến thức cốt lõi, phân biệt được với các vấn đề tương tự hay khơng, ví dụ cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật khác nhau như thế nào? Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hồn, hệ hơ hấp, hệ tiêu hóa ở động vật như thế nào? Điểm khác nhau cơ bản giữa sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính của động vật ở đâu?,...Nhìn chung HS đạt được tiêu chí này có thể được 5 ± 1 điểm theo thang điểm 10 của bài KT.

- Tiêu chí vận dụng: Tiêu chí này đánh giá mức độ hiểu sâu, rộng, toàn diện kiến thức, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức học được để giải thích, dự đốn được các hiện tượng trong thực tế liên quan đến cơ thể người và động vật. Nếu đạt được cả 2 tiêu chí trên HS có thể đạt 8 ± 1 điểm.

- Tiêu chí nâng cao: Khả năng khái quát hóa và hệ thống hóa, phát triển năng lực độc lập, sáng tạo. Tiêu chí này nhằm phân loại HS có năng lực nhận thức cao, thơng qua trình độ tổng hợp, khái qt, hoặc lí giải sâu sắc, thể hiện tư duy sáng tạo. Đạt tiêu chí này, có nghĩa HS đã nắm hồn chỉnh vấn đề và đạt 9 – 10 điểm.

Như vậy, khi đánh giá kết quả học tập chúng tôi không chỉ quan tâm đến vấn đề học thuộc, nhớ mà quan tâm thích đáng đến sự hiểu bản chất của vấn đề, khả năng vận dụng và sự sáng tạo trong quá trình tự học. Để đáp ứng yêu cầu trên, khi KT, chúng tôi đã xây dựng các đề kiểm tra với mức điểm: thuộc bài, tối đa 5 – 6 điểm, vận dụng tốt được 2 điểm và có sáng tạo được 2 điểm.

Qua kết quả TN cho thấy tần suất xuất hiện HS điểm giỏi ( 9 – 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)