Slide 12 – Tuần hoàn máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 95 - 97)

d. Dặn dò, bài tập về nhà:

- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK sinh học 11, tr.80. - Đọc trước bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo).

2.2.2. Thiết kế bài giảng điện tử nội dung cảm ứng ở động vật: Bài 31, 32 – Tập tính của động vật Tập tính của động vật

2.2.2.1. Mục tiêu

- Nêu được định nghĩa tập tính

- Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được - Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính

- Nêu được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật

- Liệt kê và lấy được ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật - Nêu được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính vào đời sống và sản

2.2.2.2. Đặc điểm bài học

a. Phân tích cấu trúc nội dung của bài

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ mơi trường (trong hoặc ngồi cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển.

Dựa vào đặc điểm có thể phân biệt 2 loại tập tính chính là: tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tập tính bẩm sinh là loại tập tính từ khi sinh ra đã có được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho lồi. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong q trình sống của cá thể, thơng qua học tập và rút kinh nghiệm.

Cơ sở thần kinh của tập tính là phản xạ: Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là những phản xạ có điều kiện.

Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật: tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư, tập tính xã hội.

Một số hình thức học tập chủ yếu làm biến đổi tập tính của động vật là: quen nhờn, in vết, điều kiện hóa đáp ứng, điều kiện hóa hành động, học ngầm và học khơn.

Ứng dụng của tập tính vào thực tiền: lợi dụng tập tính của động vật để trừ sâu hại trong nơng, lâm nghiệp; làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn ni,...)bằng con đường hình thành phản xạ có điều kiện.

b. Phân tích kết cấu của bài

- Mục I: Khái niệm và ý nghĩa của tập tính - Mục II: Các loại tập tính

- Mục III: Cơ sở thần kinh của tập tính

Đây là nội dung khơng bắt buộc trong chương trình, tuy nhiên đây là kiến thức cơ bản giúp HS hiểu hơn về bản chất của tập tính và nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.

- Mục IV: Một số hình thức học tập ở động vật - Mục V: Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật

- Mục VI: Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.

2.2.2.3. Xây dựng kịch bản sư phạm

a. Đặt vấn đề

GV có thể nêu ra câu hỏi để kiểm tra hiểu biết của học sinh về tập tính. Ví dụ: tập tính là gì? Lấy ví dụ về tập tính. Để hiểu được rõ ràng về tập tính ta nghiên cứu bài hôm nay (ghi đầu bài lên bảng, chiếu slide tiêu đề bài giảng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử dạy học sinh học 11 nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)