Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.7. Các phần mềm sử dụng trong thiết kế bài giảng điện tử
1.1.7.1. Phần mềm Microsoft Powerpoint
Hiện nay các công cụ, phần mềm ứng dụng được sử dụng cho việc dạy học rất đa dạng. Qua tìm hiểu, Microsoft Powerpoint là một phần mềm thuộc bộ tin học văn phòng Microsoft Office phục vụ việc tạo ra các bản trình diễn mang tính chun nghiệp. Có thể sử dụng Powerpoint cho các mục đích như
một dự án,... Powerpoint cùng với các chương trình khác trong bộ Microsoft Office càng ngày càng được cải tiến với các chức năng đầy đủ và tiện dụng hơn. Hiện nay có rất nhiều phiên bản Microsoft Powerpoint như 2003/2005/ 2007/ 2009/ 2010/ 2011.
Có thể đưa vào bản trình diễn Powerpoint nhiều loại đối tượng: - Đối tượng chứa văn bản:
+ Text box + Placeholder + AutoShape
- Đối tượng phi văn bản: + Đồ họa (graph) + Âm thanh (sound)
+ Phim (video); hình ảnh (picture)
+ Biểu đồ (chart), biểu thức toán học (equation), bảng (table),... và các đối tượng nhúng khác.
Powerpoint cung cấp một tập hợp các hiệu ứng hoạt hình đa dạng phục vụ cho việc trình diễn. Powerpoint cũng cho phép tạo liên kết nội tại trong bản trình diễn, liên kết với các tập tin khác hay liên kết đến một trang web, giúp cho việc trình diễn thơng tin linh hoạt hơn.
Một bản trình diễn có thể được xuất ra thành nhiều định dạng khác nhau như dạng file trình diễn (Powerpoint Show), dạng trang web hay các dạng file tranh ảnh.
Powerpoint thực sự là phần mềm mạnh trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Việc thiết kế và sử dụng
Powerpoint giảng dạy bằng máy tính thực sự đơn giản và tiện ích, khơng tốn kém nhưng khả năng phát huy tính tích cực của HS trong giờ học lại đạt kết quả cao. Các hình thức sử dụng hình ảnh động, biểu bảng, sơ đồ trong giảng dạy linh hoạt phong phú cho phép GV dẫn dắt HS đi từ các chi tiết cụ thể đến khái quát hoặc ngược lại. Ngoài ra với những kiến thức quan trọng cần nhấn mạnh và giành nhiều thời gian hơn thì khi thiết kế có thể hồn tồn chủ động điều chỉnh bằng cách đặt chế độ tự động về thời gian, hay điều khiển các slide bằng bàn phím hoặc con chuột, hoặc ghi tồn bộ phần mềm dạy học ra đĩa CD để sử dụng rộng rãi.
Tóm lại, qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy phần mềm Powerpoint có thể thực hiện các công việc cụ thể phục vụ cho học tập như sau:
- Tạo giáo trình, SGK, sách tham khảo, sách hướng dẫn phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường.
- Tạo các trình phim biểu diễn đồ họa mang tính trực quan, phù hợp với tiến trình dạy - học cho các mơn học, phục vụ hội thảo, triển lãm... - Thiết kế và tạo nội dung dạy - học đưa lên trang Web và Internet .
Một số chức năng cơ bản của Powerpoint khi ứng dụng vào dạy - học:
- Powerpoint cho phép thiết kế ở diện rộng phù hợp với các môn học. Giúp GV trình bày nội dung một cách lơgic dẫn dắt HS đi sâu vào từng vấn đề cụ thể. GV có thể dùng tư liệu thu được như băng hình, hình vẽ, tranh ảnh cùng với chữ viết dưới dạng câu hỏi, bài tập... cho xuất hiện lần lượt trên một phơng nền có màu sắc đẹp, khơng gian ba chiều gây ấn tượng mạnh tới HS.
- GV có thể cho các hình ảnh, sơ đồ, nội dung của các câu hỏi, bài tập lần lượt xuất hiện trên màn hình theo tiến trình dạy - học, cũng có thể sử dụng âm thanh, lời nói, nhạc nền phụ họa cho bài giảng...
- GV có thể kết nối các slide trong từng phần của nội dung dạy - học để tạo thành một chương trình lơgíc theo hình thức tự động hóa hồn tồn, hoặc theo hình thức tự điều khiển thơng qua bàn phím hay con chuột... giúp GV hoàn toàn chủ động trong một tiết học để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên mọi nguồn thơng tin (hình ảnh, âm thanh, chữ viết...), cách sắp xếp chúng, kịch bản, lời thuyết minh cho thơng tin ấy lại hồn tồn phụ thuộc vào GV khi thiết kế.
1.1.7.2. Phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử Windows Movie Maker
Windows Movie Maker là phần mềm chỉnh sửa phim có sẵn trong Windows XP/Vista. Riêng ở Windows7 muốn sử dụng Windows Movie Maker download về và cài đặt. Windows Movie Maker trên windows 7 thực sự đã có sự tiến bộ vượt bậc so với ở Windows XP cũng như vista. Ngoài việc hỗ trợ nhiều định dạng, giao diện đồ họa thân thiện và tiện dụng, các hiệu ứng chỉnh sửa cũng phong phú hơn, chất lượng hình ảnh tạo ra cũng rất cao, đạt HD hoặc hơn thế.
Hiện nay có rất nhiều cơng cụ tạo và chỉnh sửa video với những chức năng và thiết kế đa dạng nhưng nếu muốn sử dụng những phần mềm đó yêu cầu phải có một chút kiến thức và hiểu biết về phần mềm. Sử dụng Windows Movie Maker có thể thực hiện các thao tác chỉnh sửa phim đơn giản như cắt phim, lắp ghép, lồng tiếng, thêm phụ đề và các văn bản khác,...Đây là một phần mềm dễ sử dụng, hiệu quả cho việc tạo tư liệu từ các nguồn có sẵn.
Các bước tạo phim bằng Windows Movie Maker:
- Lấy tài liệu nguồn:
+ Chọn file phim, tranh ảnh, âm thanh từ đĩa + Thu từ camera, Webcam
- Tiến hành cắt xén, lắp ghép, lồng âm thanh. - Thêm các hiệu ứng, chuyển cảnh, phụ đề. - Xuất phim.
Để khởi động Windows Movie Maker, ta chọn: Start → Programs →
Windows Movie Maker.
Các thành phần trên cửa sổ Windows Movie Maker thơng thường bao gồm (hình 1.2):
Hình 1.2. Các thành phần trên cửa sổ Windows Movie Maker
- Movie Task chứa các chức năng cơ bản theo thứ tự các bước tạo phim. Các chức năng này gộp thành 3 công đoạn: Capture Video (lấy phim vào), Edit Movie (sửa phim) và Finish Movie (hoàn thành phim). Để bật tắt Movie Task, ta click vào nút Tasks trên thanh công cụ.
- Khung giữa thường để chứa bộ sưu tập (Collection), chứa các đoạn phim nguồn làm nguyên liệu.
- Phía dưới chứa Timeline hoặc Storyboard là nơi ta bố trí, lắp ghép và thêm các yếu tố khác để tạo phim. Timeline và storyboard là hai hình thức hiển thị khác nhau.
Một đoạn phim nguồn dùng để tạo phim gọi là một Clip, chúng ta sẽ chọn và đưa chúng lên Timeline (hình 1.3) để ghép thành phim cuối cùng, gọi là Movie.
Hình 1.3. Các thành phần của Timeline trong Windows Movie Maker
Timeline được chia thành các thanh song song nằm ngang: + Video chứa hình ảnh
+ Transition chứa các hiệu ứng chuyển cảnh. +Audio chứa phần âm thanh của clip nguồn.
+ Audio/Music chứa âm thanh mà ta lồng thêm vào. + Title Overlay chứa các phụ đề.
Việc bố trí như thế cho phép chúng ta chọn riêng các thành phần để chỉnh sử dễ dàng.
- Bên phải của màn hình Windows Movie Maker cịn có một khung hình Preview để chúng ta xem thử các clip hay xem thử các phim trên Timeline.
1.1.7.3. Phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử: Tạo hình động với Macromedia Flash
Macromedia Flash là một công cụ cho phép tạo nên các bản trình diễn, các ứng dụng có tương tác với người dùng.
Một dự án (project) Flash có thẻ chứa các hoạt hình phim ảnh các trình diễn phức tạp, ứng dụng,...
Chúng ta có thể tạo hình vẽ ngay trong flash, lấy tranh ảnh, phim, âm thanh từ bên ngoài vào, tạo các hiệu ứng chuyển động, biến đổi đa dạng, tạo các tương tác,...
Các ứng dụng thông thường của Macromedia Flash:
- Tạo các đối tượng hoạt hình: banner, card chúc mừng, phim hoạt hình,...
- Tạo các trò chơi
- Tạo giao diện đẹp cho web và các ứng dụng khác.
- Tạo các đối tượng chứ thông tin động và các ứng dụng trên Internet. Sau khi thiết kế flash, có thể xuất kết quả ở nhiều dạng:
- File swf: đưa lên webm, powerpoint,... - Dạng ảnh động, tĩnh
- Dạng file thực thi - ...
1.1.7.4. Phần mềm Violet
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các cơng cụ khác, violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm
thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác,...rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT.
Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Visual & Online Lesson Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên).
Tương tự phần mềm Powerpoint, violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình flash,...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng,...Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho phép thao tác q trình chạy của các đoạn phim,...
Violet cũng có các module cơng cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo văn bản nhiều định dạng. Ngồi ra, violet cịn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong SGK và sách bài tập như:
- Bài tập trắc nghiệm, gồm các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai,...
- Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.
- Bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này cịn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/ hiện.
Ngoài các module dùng chung và bài tập mẫu như trên, violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module chuyện dụng cho từng môn học, giúp người dùng có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng:
- Vẽ đồ thị hàm số: cho phép vẽ được đồ thị của bất kỳ hàm số nào, đặc biệt còn thể hiện được sự chuyển động biến đổi hình ảnh của dạng đồ thị khi thay đổi các tham số của biểu thức.
- Vẽ hình hình học: chức năng này tương tự phần mềm Geometer SketchPad cho phép vẽ các đối tượng hình học, tạo liên kết và chuyển động. Đặc biệt, người dùng có thể nhập được các mẫu mô phỏng đã làm bằng SketchPad vào Violet.
- Ngơn ngữ lập trình mơ phỏng: một ngơn ngữ lập trình đơn giản, có độ linh hoạt cao, giúp người dùng có thể tự tạo ra được các mẫu mô phỏng vô cùng sinh động.
Violet còn cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) khác nhau cho bài giảng, tùy thuộc vào bài học, mơn học và ý thích của giáo viên.
Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet cho phép xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file *.EXE hoặc file *.HTML chạy độc lập, tức là khơng cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy tính chủ thành các bài giảng trực tuyến.
Có thể download và cài đặt phần mềm Violet từ đĩa CD hoặc theo địa chỉ website của công ty bạch kim: http://www.bachkim.com.vn