Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.5. Tự học ở học sinh trung học phổ thông
Đặt vấn đề TH của HS trong nhà trường khơng có nghĩa là chúng ta hạ thấp hay phủ nhận vai trò của đào tạo (cụ thể ở đây là vai trò của người GV và nhà trường). Ngược lại chúng ta đặt lên vai người GV và nhà trường trách nhiệm lớn lao hơn, quan trọng hơn. Vấn đề quan trọng ở chỗ người GV không đơn thuần là dạy cho HS kiến thức mà còn dạy cho họ cách TH. Đào tạo theo hướng rèn luyện cách TH là dạy cho HS cách giành lấy tri thức và ứng dụng tri thức. Để làm được điều đó người GV bên cạnh thay đổi phương pháp giảng dạy thì bản thân họ cũng cần có sự nỗ lực cần thiết và lịng quyết tâm với nghề nghiệp.
TH vốn có nhiều cấp độ. Hiểu theo nghĩa rộng thì ai cũng phải TH, phải trải nghiệm trong trường đời mới có hiểu biết và kinh nghiệm sống. Cuộc sống chính là trường đại học rèn luyện năng lực TH. Hiểu theo nghĩa tương đối rộng thì khơng phải ai cũng có khả năng TH và TH có hiệu quả. TH của HS THPT (theo cách phân chia cấp độ của GS. Nguyễn Cảnh Toàn) thuộc cấp độ một (hiểu theo nghĩa hẹp), cụ thể thông qua mỗi bài học thầy cơ giáo trong nhà trường có nhiệm vụ rèn luyện năng lực tự học cho HS. Mỗi HS dưới sự hướng dẫn của GV đều có khả năng TH ở những mức độ khác nhau. Với giới hạn nghiên cứu của luận văn, vấn đề TH cho HS được hiểu theo cấp độ hẹp
tức là thơng qua q trình giảng dạy phần SLĐV sinh học 11 để rèn luyện cho HS một năng lực TH.
TH của HS cũng giống như TH nói chung là tổng hợp của nhiều năng lực. Mục đích TH của HS là hồn thành tốt những phần nào đó trong nhiệm vụ học tập của mình mà khơng có thầy bên cạnh. Như vậy “Tự học” của HS THPT luôn ln gắn liền với năng lực chủ động tích cực. HS phải tự nghiên cứu tài liệu, tự mình phát hiện kiến thức, tự mình nắm bắt một phần kiến thức, tự mình tìm tịi những tài liệu có liên quan đến bài học để có sự so sánh, đối chiếu, tự mình biết vận dụng chuyển hóa kiến thức bài học dưới sự định hướng và dẫn dắt của GV. “Tự học” của HS THPT mới chỉ dừng lại ở cấp độ một nhưng đây lại là cơ sở vô cùng quan trọng cho việc hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu ở mức độ cao sau này. Nhà trường sẽ là nơi tạo dựng một nền móng vững chắc cho kinh nghiệm TH tự nghiên cứu thuần thục của một nhà khoa học sau này.
Phạm vi kiến thức TH của HS THPT trước hết thuộc chương trình SGK phổ thơng và những tài liệu có liên quan “Đối với HS, TH, tự nghiên cứu phải dựa trên cơ sở của việc học và nắm vững một hệ thống kiến thức cơ bản, đồng thời được trang bị để nắm được cách học và cách nghiên cứu, có kĩ năng học nghiên cứu, tiến tới có kỹ xảo và thói quen TH, tự nghiên cứu, vì vậy ở đây vai trò của các nhà giáo dục trực tiếp hơn, cần thiết hơn”[38].
Theo Nguyễn Kỳ “Tự học” của HS THPT có bốn đặc trưng cơ bản: - Người học tự tìm ra kiến thức bằng chính hành động của mình.
- Người học tự thể hiện mình, tự đặt mình vào tình huống, nghiên cứu cách xử lý, tự trình bày bảo vệ sản phẩm của mình, tỏ rõ thái độ của mình trước cách ứng xử của bạn, tập giao tiếp hợp tác với mọi người trong quá trình tìm ra tri thức.
- Người thầy là người hướng dẫn có tổ chức cho trị tự nghiên cứu tìm ra kiến thức và tự thể hiện mình trong lớp học – cộng đồng các chủ thể. Thầy cũng là trọng tài cố vấn, kết luận trong các cuộc tranh luận đối thoại (trò – trò; thầy – trò) để khẳng định kiến thức do trị tự tìm ra và cũng là người kiểm tra đánh giá kết quả TH của trò.
- Người học tự đánh giá, tự kiểm tra lại sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi, hợp tác với bạn bè và dựa vào kết luận của thầy, tự sửa chữa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện đồng thời tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.
Như vậy q trình TH của HS có thể chia ra làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: HS tự phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết vấn
đề, thu thập thông tin, xử lý thông tin và ghi lại những nghiên cứu ban đầu.
- Giai đoạn 2: Tự thể hiện bằng văn bản, trình bày giới thiệu và bảo vệ ý
kiến của mình, ghi lại những ý kiến của bạn bè, thầy (cô) giáo.
- Giai đoạn 3: So sánh đối chiếu kết luận của thầy, bạn với ý kiến của
mình, tự sửa chữa điều chỉnh, tự rút ra kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề.
Tương ứng với 3 giai đoạn TH của trò là 3 giai đoạn dạy TH của thầy: - Giai đoạn 1: Hướng dẫn thơng qua những tình huống, những vấn đề và
đề ra nhiệm vụ học tập cho HS.
- Giai đoạn 2: Tổ chức các hoạt động trao đổi thảo luận, thuyết trình...
- Giai đoạn 3: Làm trọng tài kiểm tra đánh giá nhận thức của HS.
Trong quá trình TH người HS phải luôn tự chủ, năng động và sáng tạo, biết học hỏi và đánh giá, biết so sánh và đối chiếu, biết tự kiểm nghiệm và xử
lý tình huống. Quan trọng hơn cả là họ phải tự tìm cho mình một cách tự chiếm lĩnh tài liệu. Song song với việc phát huy tối đa nội lực của HS trong quá trình tự học, thì vai trị của GV vô cùng quan trọng. Nếu như việc TH ngồi xã hội, người học có quyền chọn kiến thức để TH, và TH một cách tự do, thì TH trong nhà trường mang tính chất bắt buộc, có định hướng. Người GV có trách nhiệm hướng dẫn các em từ cách tự mình nghiên cứu SGK, đến việc điều chỉnh kiến thức mà các em thu nhận nhằm tạo ra sự biến đổi về vật chất rất quan trọng. Qua đó người GV hình thành cho HS một kĩ năng TH với những cách suy nghĩ tìm tịi để có thể tự đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề và tự nghiên cứu. Những định hướng của GV cịn có tác dụng phát huy tính năng động, sự tự giác và lịng ham mê học hỏi trong quá trình học tập của HS.
Như vậy, TH của HS khơng địi hỏi mức độ cao như TH của một nhà nghiên cứu. TH của các em chủ yếu dựa vào các bài học cụ thể trong SGK, những tài liệu có liên quan đến bài học để đối chiếu, so sánh mở rộng làm cho q trình nhận thức của HS mang tính chủ động và có tính chất nghiên cứu. Quan trọng hơn việc TH của HS được hình thành và rèn luyện dưới sự định hướng của GV. Mục đích TH của HS THPT khơng gì khác ngồi việc giúp các em hiểu sâu sắc trọn vẹn bài học bằng chính năng lực của mình và biết vận dụng nó như một “kinh nghiệm” của bản thân. Đây chính là yêu cầu hàng đầu cần đặt ra trong quá trình học tập nhận thức và phát huy tối đa tính tích cực độc lập của HS. Để rèn luyện cho HS một năng lực TH tốt, trong mỗi giờ học, người GV hướng dẫn các em biết TH từ mức độ thấp đến cao thông qua mỗi bài giảng của mình để đến khi rời ghế nhà trường các em có được một năng lực TH hoàn thiện.