chi phí xem có cịn chi phí nào đã được trả trước nhưng chưa được ghi nhận hoặc phản ánh sai tài khoản hay không?
x x x
- Chuẩn bị nội dung trên thuyết minh BCTC x
3.3.Khảo sát thực tế việc thu thập bằng chứng kiểm tốn tại Cơng ty Kiểm toán SCS Global.
Vì giới hạn về trình độ chun mơn và thời gian thực hiện đề tài, người viết không thể bao quát hết tất cả các vấn đề. Và trên thực tế, việc thu thập bằng chứng kiểm tốn của Cơng ty được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn. Do đó, người viết chỉ tập trung vào phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này. Việc khảo sát được thực hiện bằng các phương pháp:
- Đọc, nghiên cứu hồ sơ kiểm tốn tại Cơng ty. - Phỏng vấn các KTV và trợ lý kiểm toán. - Đi thực tế kiểm toán tại một số khách hàng.
3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Đối với những khách hàng cũ của Công ty, những thông tin chủ yếu sẽ được KTV thu thập bằng cách đọc lại hồ sơ kiểm tốn năm trước. Bên cạnh đó, KTV cũng thường tiến hành các phương pháp điều tra và quan sát để tìm hiểu thêm về những thay đổi của DN năm nay so với năm trước. Trong trường hợp khách hàng mới, phương pháp điều tra và quan sát vẫn được áp dụng chủ yếu, nhưng với tầm quan trọng cao hơn và thời gian tìm hiểu cũng lâu hơn.
Trong phương pháp điều tra, kỹ thuật được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn. Và còn tùy thuộc vào khách hàng là năm đầu tiên hay đã thực hiện kiểm tốn năm trước đó, nội dung của việc phỏng vấn sẽ khác nhau. Với những mục tiêu cần đạt được của giai đoạn này, KTV sẽ phỏng vấn chủ yếu những đối tượng sau:
- Phỏng vấn BGĐ, ban quản lý đơn vị: về những vấn đề liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, các bên liên quan, …
- Phỏng vấn bộ phận kế tốn: về chính sách, chế độ kế tốn, phương pháp hạch toán, hệ thống chứng từ sử dụng, …
Sau khi thực hiện tìm hiểu những thơng tin mới về khách hàng, KTV tiến hành điền thông tin vào bảng “Hiểu biết về khách hàng”. Những thông tin điền vào được hướng dẫn theo mẫu. (Phụ lục 01 – Hiểu biết về khách hàng). Tuy nhiên, qua khảo sát trên 20 hồ sơ kiểm toán của 10 DN khách hàng, mẫu này chỉ được thực hiện ở 3 DN trong năm hiện hành. Theo phỏng vấn KTV cho biết, mẫu này trong năm trước chưa được áp dụng, trong năm nay mới bắt đầu đưa vào sử dụng, nhưng vì chưa hồn chỉnh nên việc sử dụng mẫu này là không thường xuyên. Được biết hiện tại Cơng ty đang trong q trình hồn thiện hơn về mẫu này, và sẽ chính thức áp dụng lại cho những mùa kiểm toán tiếp theo.
Phương pháp quan sát cũng được KTV sử dụng trong thời gian tiếp xúc khách hàng. KTV thực hiện bằng cách quan sát thái độ hợp tác, cơ cấu tổ chức, cách thức làm việc của BGĐ và phịng kế tốn để có cái nhìn tổng quan về thành phần ban quản lý DN, đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm sốt nội bộ của DN.
Ví dụ như, khi thực hiện đi thực tế kiểm toán ở khách hàng, tiếp xúc ban đầu với với 2 DN khách hàng:
- DN A có phịng kinh doanh và phịng kế tốn được tách biệt nhau, nhân viên đơng và làm việc khá chun mơn hóa, kế tốn trưởng là một người điềm đạm và đứng tuổi.
- DN B chỉ có một phịng làm việc, bộ phận quản lý chỉ gồm một Giám đốc, một trưởng phòng quản lý và một kế tốn cịn khá trẻ (kiêm nhiệm thủ quỹ).
Kết quả quan sát sẽ cho KTV nhận định ban đầu về qui mô cũng như rủi ro có thể xảy ra đối với từng DN:
- DN A: qui mô lớn và cách làm việc cũng chuyên nghiệp thông qua hệ thống cơ cấu tổ chức. Kế toán trưởng là người khá đứng tuổi và làm việc khá lâu tại DN, do đó kiến thức chun mơn khá vững và nắm bắt được hoạt động của DN tốt hơn. - DN B: qui mô nhỏ, tổ chức sơ sài, việc kiêm nhiệm chức vụ, đồng thời nhân viên
kế tốn là một người cịn khá trẻ, điều này sẽ khiến KTV lưu tâm hơn trong việc lập kế hoạch kiểm toán đối với khách hàng này, cụ thể phạm vi kiểm tốn có thể sẽ mở rộng hơn, và cỡ mẫu có thể sẽ lớn hơn.
Tuy nhiên, Cơng ty khơng tiến hành tài liệu hóa và lưu vào hồ sơ kiểm tốn các thơng tin này. Những thông tin này được ghi lại dưới dạng lưu ý của chủ nhiệm kiểm tốn hoặc trưởng nhóm kiểm tốn, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và lưu ý đến nhóm kiểm tốn trong việc thực hiện kiểm tốn sau này. Ví dụ như những thơng tin liên quan đến việc kiêm nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ của DN khách hàng B ở trên, trong trường hợp đánh giá khoản mục Tiền là trọng yếu, thì trong chương trình kiểm tốn đối với phần hành tiền, các thủ tục thiết lập để thực hiện kiểm toán sẽ cặn kẽ, chi tiết hơn, số nghiệp vụ kiểm tra chi tiết cũng sẽ tăng lên.
3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn kiểm toán giữa kỳ (giai đoạn interim).
Tùy vào đặc điểm từng khách hàng, mục tiêu cần đạt được ở giai đoạn này sẽ khác nhau.
- Nếu khách hàng là năm đầu tiên: KTV tập trung tiếp tục thu thập thêm thông tin về khách hàng, về các bên liên quan, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống sổ sách chứng từ,… Việc thực hiện cũng tương tự như giai đoạn tìm hiểu khách hàng, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn và quan sát. Bên cạnh đó, KTV tiến hành thu thập các tài liệu, chứng từ, giấy tờ pháp lý chứng minh cho những thơng tin phỏng vấn được. Phần cịn lại của giai đoạn sẽ là thực hiện một vài thử nghiệm cơ bản trên một số khoản mục.
- Nếu là khách hàng cũ: giai đoạn này KTV tập trung thực hiện một số thử nghiệm cơ bản nhằm giảm bớt công việc sẽ được thực hiện ở giai đoạn kiểm toán cuối kỳ. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn và quan sát trong giai đoạn này sẽ giúp KTV thu thập thêm được những thông tin mới về khách hàng mà chưa phát sinh trong năm kiểm tốn trước đó.
Đối với việc thực hiện một số thử nghiệm cơ bản ở giai đoạn này, các phương pháp KTV sử dụng để thu thập bằng chứng sẽ tương tự như đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán cuối kỳ, nhưng với quy mô thực hiện nhỏ hơn. Do đó, để tránh lặp lại, người viết sẽ chỉ mơ tả cách thực hiện của các KTV vào thời điểm cuối kỳ. Giai đoạn kiểm tốn cuối kỳ.
Trong quy trình kiểm tốn của mình, Cơng ty khơng tiến hành thử nghiệm kiểm sốt. Việc thực hiện tìm hiểu về hệ thống kiểm sốt nội bộ của KTV Cơng ty chỉ nhằm giúp đánh giá về độ tin cậy của bằng chứng kiểm tốn thu thập được. Phần cịn lại của giai đoạn thực hiện, KTV sẽ tiến hành thử nghiệm cơ bản đối với từng khoản mục, từng phần hành cụ thể. Vì các phương pháp thu thập bằng chứng thường không thể đáp ứng đầy đủ mục tiêu kiểm toán khi thực hiện một cách riêng rẽ, do đó, trong việc thiết kế và thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với một khoản mục, để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp, KTV sẽ vận dụng phối hợp cả sáu phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán một cách linh hoạt. Do giới hạn về trình độ chun mơn cũng như giới hạn của đề tài, vì vậy trong phần này, người viết khơng thể thể hiện quá trình khảo sát thực tế việc thu thập bằng chứng đối với tất cả các khoản mục trên BCTC, mà chỉ thực hiện trên một số khoản mục cụ thể đối với một số khách hàng. Phương pháp khảo sát mà người viết sử dụng là đọc và tìm hiểu trên hồ sơ kiểm tốn của 10 DN khách hàng của Cơng ty (khoảng gần 20 hồ sơ kiểm tốn, bao gồm năm tài chính 2009 và năm tài chính hiện hành 2010).
Các DN khách hàng của Công ty được khảo sát dưới đây có các đặc điểm chung như sau:
- Là DN 100% vốn nước ngồi, kiểm tốn theo luật định, BCTC năm trước được kiểm tốn bởi chính Cơng ty.
- Niên độ kế toán bắt đầu ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Chế độ kế toán áp dụng: Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, cùng các văn bản hướng dẫn liên quan khác.
- Đơn vị tiền tệ hạch tốn là VND.
- Hình thức sổ kế tốn sử dụng là Nhật ký chung. - BCTC năm trước được Công ty kiểm toán. 3.3.2.1.Kiểm toán khoản mục tiền của DN ABC.
Lĩnh vực hoạt động chính của DN ABC là sản xuất các loại cao su bọt xốp, khay nhựa, bao bì carton. DN này có kế hoạch thực hiện kiểm kê quỹ hàng tháng.
a) Vận dụng phương pháp phân tích và điều tra.
Đầu tiên, KTV cần thu thập được chi tiết thành phần cấu tạo nên số dư khoản mục tiền thời điểm cuối kỳ lập BCTC của DN, bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân hàng chi tiết của từng ngân hàng và từng loại tài khoản.
D141
ABC Co., Ltd. Người thực hiện: Giangltc Ngày: 23/01/2011
Kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2010 Người kiểm tra: Thuytx Ngày: 27/01/2011
Tiền và tương đương tiền
Thủ tục thực hiện: