Nhận xét chung về Công ty.

Một phần của tài liệu Quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán (Trang 56 - 61)

- Thu thập chi tiết số dư, kiểm tra chi tiết chứng từ (Hóa đơn, giấy báo nợ, Sổ phụ ngân hàng, chứng từ thanh tốn, ), giải thích hợp lý các vấn đề phát sinh

4.1.1.Nhận xét chung về Công ty.

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.1.Nhận xét chung về Công ty.

Q trình tham gia thực tập tại Cơng ty tuy là ngắn ngủi, nhưng người viết cũng đã học hỏi được khá nhiều từ phong cách làm việc, cũng như cách vận dụng kiến thức vào công việc của những anh chị KTV có kinh nghiệm và nhiệt tình. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc thực tế với môi trường làm việc tại nơi đây đã cho người viết những cảm nhận ban đầu về một mơi trường kiểm tốn năng động, nhộn nhịp và cũng đầy trách nhiệm. Với hiểu biết hạn chế của mình, qua những gì quan sát và cảm nhận được, người viết xin đưa ra quan điểm của bản thân về Công ty như sau:  Ưu điểm chung của Công ty.

- Đội ngũ lãnh đạo Công ty là những người hoạt động lâu năm trong nghề, có kinh nghiệm chun mơn vững chắc và liên tục cập nhật.

- Cơng ty có đội ngũ KTV trẻ, giàu nhiệt huyết và năng động. Bên cạnh đó, giữa các thành viên trong nhóm kiểm tốn ln có sự hỗ trợ cơng việc cho nhau để hồn thành tốt cơng việc. Đây sẽ là tiền đề cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.

- Kiểm tốn là một nghề địi hỏi phải ln cập nhật kiến thức, do đó Cơng ty rất quan tâm đến việc cập nhật kiến thức cho nhân viên. Bên cạnh đó, Cơng ty cịn có chế độ hỗ trợ việc học và thi lấy chứng chỉ của các trợ lý kiểm tốn có khả năng, có chế độ đãi ngộ nhân viên tốt.

- Môi trường làm việc thân thiện là lợi thế nổi bật của Cơng ty. Với đặc tính nghề kiểm tốn là một nghề nghiệp khắc nghiệt thì một mơi trường làm việc thân thiện sẽ góp phần làm giảm áp lực cơng việc, đồng thời mọi người có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để cùng nhau hoàn thiện và phát triển, cùng tiến tới mục tiêu chung của Công ty.

Ưu điểm trong hoạt động kiểm toán của Cơng ty.

• Qui trình kiểm tốn được thiết kế bởi Cơng ty cũng tương đồng và phù hợp với qui trình kiểm tốn mẫu của VACPA vừa ban hành. Bên cạnh đó, Cơng ty có thiết kế cho phù hợp hơn với thực tế của ngành kiểm tốn hiện nay, đó là:

- Việc kí chấp nhận khách hàng được thực hiện khá sớm trước thời điểm kết thúc niên độ; và

- Việc cung cấp BCTC của các đơn vị được kiểm tốn phục vụ cho mục đích kiểm tốn thường khá chậm trễ.

Do đó, thứ tự thực hiện các bước trong qui trình kiểm tốn thực tế của Cơng ty có hơi khác so với chương trình kiểm tốn mẫu VACPA, tuy nhiên vẫn đảm bảo đầy đủ các bước quan trọng cần thực hiện cho một cuộc kiểm toán.

- Đối với việc lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm tốn, việc này được thực hiện bởi những KTV có kinh nghiệm, dày dặn trong kiến thức chuyên mơn. Do đó, theo đánh giá chủ quan của người viết, kế hoạch kiểm tốn của Cơng ty khá chặt

chẽ, chi tiết, từ đó việc thực hiện của các KTV và trợ lý kiểm toán sẽ đúng hướng, khơng dàn trải và có hiệu quả.

- Cơng việc thực hiện của các trợ lý và các KTV trong nhóm ln được xem xét rà soát lại. Điều này thể hiện trên từng giấy tờ làm việc:

 Người thực hiện là người trực tiếp thực hiện cơng việc kiểm tốn và trình bày giấy tờ làm việc đó.

 Người kiểm tra là người thực hiện xem xét, rà sốt lại cơng việc của người thực hiện, thường là KTV phụ trách chính phần hành hoặc là trưởng nhóm kiểm tốn.

Qua việc tham gia kiểm toán thực tế và khảo sát trên hồ sơ kiểm tốn tại Cơng ty, tất cả các giấy tờ làm việc ln có đầy đủ tên và ngày tháng của người thực hiện, người kiểm tra lạị. Bên cạnh đó, cơng việc thực hiện cũng như tiến độ hồn thành của nhóm kiểm tốn sẽ được chủ nhiệm kiểm toán theo dõi và rà soát lại hằng ngày hoặc sau một khoản thời gian thích hợp. Điều đó giúp trưởng nhóm kiểm tốn và chủ nhiệm kiểm tốn nắm bắt rõ được tình hình thực hiện của nhân viên, kịp thời giải quyết những thắc mắc, bất thường để có thể thực hiện cơng việc kiểm tốn theo đúng hướng và hiệu quả hơn.

- Việc khảo sát của người viết phần lớn phụ thuộc vào việc đọc hồ sơ kiểm tốn lưu trữ tại Cơng ty. Qua q trình thực hiện này, người viết nhận thấy, việc thiết kế và lưu trữ hồ sơ kiểm tốn của Cơng ty rất hợp lý và khoa học, dễ hiểu, thuận tiện cho việc sử dụng và sử dụng lại những thông tin đã lưu trữ cho hoạt động kiểm toán những năm sau này. Bên cạnh đó, qua sự so sánh giữa hồ sơ kiểm tốn giữa các năm, người viết nhận thấy Cơng ty khá quan tâm đến chất lượng hoạt động kiểm toán. Thể hiện là sau mỗi mùa kiểm tốn, Cơng ty ln có sự thay đổi trong cách trình bày và giấy tờ làm việc, thay đổi trong cách sắp xếp trình bày hồ sơ kiểm toán, và một số thủ tục được thiết kế chặt chẽ hơn. Giai đoạn này, được biết Công ty đang tiến hành xem xét sửa đổi trong mẫu “Tìm hiểu khách hàng”, thiết kế lại các giấy tờ làm việc phục vụ cho kiểm kê hàng tồn kho, trong đó liệt kê các thủ tục mà KTV cần phải thực hiện trước, trong và sau khi thực hiện kiểm kê. Vì vẫn trong giai đoạn hồn thành nên Cơng ty chưa cho phổ biến mẫu này.

Hạn chế.

Về phía Cơng ty, hiện tại vẫn đang trong q trình hồn thiện cơ cấu tổ chức cũng như qui trình kiểm tốn để có thể đáp ứng dịch vụ cho khách hàng tốt hơn, do đó khơng tránh được một số những hạn chế nhất định.

- Số lượng khách hàng ngày càng tăng lên, trong khi với tất cả các cuộc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán đều thực hiện rà sốt lại. Sự q tải trong cơng việc đến một lúc nào đó sẽ khó tránh khỏi những sai sót. Hơn nữa, số lượng KTV và trợ lý kiểm tốn của Cơng ty cịn khá ít so với lượng khách hàng hiện tại. Điều này có thể làm áp lực cơng việc của mỗi nhân viên tăng lên lúc vào “mùa kiểm toán”. Việc hoạt động quá mức sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Bên cạnh đó, những lúc có nhân viên trong nhóm kiểm tốn phải nghỉ ốm, Công ty sẽ điều động nhân viên từ một nhóm kiểm tốn khác thay thế. Việc thay thế như vậy đơi lúc dẫn đến tình trạng KTV mới chưa nắm bắt được tiến độ công việc của người kia, hoặc thực hiện kiểm

tốn trong tình trạng chưa thật sự hiểu biết về khách hàng. Vấn đề này dường như là tình trạng chung của phần lớn các Cơng ty kiểm tốn hiện nay.

- Qui trình kiểm tốn cũng như những ngun tắc khi thực hiện kiểm tốn được Cơng ty phổ biến cho các nhân viên trong các cuộc họp đầu mùa. Khi bắt đầu tham gia vào thực tập tại Công ty, người viết cũng được tham gia và cũng được các anh chị hướng dẫn khá chi tiết về các vấn đề cần lưu ý khi tham gia kiểm toán. Tuy nhiên, những vấn đề lại chưa được thể hiện thành văn bản chính thức. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc qui trách nhiệm cho nhân viên khi có vấn đề phát sinh cũng như việc phải thực hiện phổ biến lại cho các nhân viên mới sau này.

- Việc thực hiện kế hoạch kiểm tốn trên thực tế cịn phụ thuộc khá nhiều vào sắp xếp và thay đổi của khách hàng. Trong quá trình thực tập, người viết chứng kiến khá nhiều trường hợp, kế hoạch kiểm toán đã được đề ra và được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, nhưng đến phút chót lại phải thay đổi thời gian do đề nghị từ phía khách hàng. Điều này là do từ phía khách hàng, tuy nhiên, một phần cũng do hạn chế từ thủ tục tiếp nhận và kí hợp đồng với khách hàng, Cơng ty đã không đề cập cụ thể và dự trù đến vấn đề này.

4.1.2. Nhận xét về việc vận dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm tốn

tại Cơng ty.

Ưu điểm.

- Cơng ty có đưa ra các hướng dẫn và lưu ý đối với nhân viên trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán để đạt được những mục tiêu đề ra đối với từng cuộc kiểm tốn, thơng qua các cuộc họp nhóm. Việc họp nhóm được tiến hành trước và trong và sau mỗi cuộc kiểm tốn, khơng định kỳ mà tùy vào từng vấn đề phát hiện và tầm quan trọng của vấn đề phát hiện đó. Điều đó sẽ giúp KTV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và thực hiên kiểm toán, đồng thời cũng chủ động hơn trong việc quản lý thời gian thực hiện kiểm toán để mang lại hiệu quả cao nhất.

- Công ty đã xây dựng các chương trình kiểm tốn khá chi tiết về các phần hành, thiết kế giấy tờ làm việc một cách khoa học, đặt ra mục tiêu thực hiện rõ ràng (như đã dẫn chứng minh họa đối với việc kiểm toán khoản mục tiền trong phần “Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán thu thập được), …tạo điều kiện thuận lợi cho KTV thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán một cách hiệu quả.

- Các KTV ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc thu thập các bằng chứng kiểm toán và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Thể hiện là trong quá trình kiểm tốn tại Cơng ty khách hàng, trưởng nhóm kiểm tốn ln nhắc nhở các KTV và TLKT về điều này. Đồng thời, các nhân viên trong quá trình thực hiện, những vấn đề chưa rõ hoặc không chắc chắn đều thực hiện tham vấn ý kiến của trưởng nhóm kiểm tốn, để tránh trường hợp bằng chứng kiểm tốn thu thập được là khơng đầy đủ, khơng đáng tin cậy, hoặc là không cần thiết. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán được các KTV chủ động thu thập từ nhiều nguồn, được thực hiện bằng cách phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau, và việc đánh giá bằng chứng kiểm toán được yêu cầu dựa trên xét đốn và thái độ hồi nghi nghề nghiệp.

- Việc thu thập bằng chứng thực hiện bởi các TLKT sau đó được rà sốt lại bởi trưởng nhóm kiểm tốn và chủ nhiệm kiểm tốn, điều đó khắc phục được tình trạng thiếu sót bằng chứng, bằng chứng khơng đáng tin cậy hoặc thực hiện sai thủ tục. Việc kiểm tra rà soát lại được thực hiện bằng cách kiểm tra giấy tờ làm việc và đặt câu hỏi với những điểm nghi ngờ. Do đó, yêu cầu khi thực hiện, các KTV đều phải hiểu rõ về quy trình vận động, những tác động ảnh hưởng, và bản chất của phần hành mà mình sắp thực hiện để đảm bảo những vấn đề bất thường đều đã được giải thích hợp lý.

Hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ nhất, về vấn đề tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: thủ tục này được các KTV quan tâm và thực hiện, tuy nhiên Công ty lại khơng thường xun tiến hành tài liệu hóa tất cả những thơng tin này. Cụ thể là mẫu “Tìm hiểu về khách hàng” được thiết kế và áp dụng nhưng chưa được thực hiện và lưu trữ thường xuyên. Bên cạnh đó, nội dung thiết kế của mẫu này cịn khá đơn giản, nhiều thông tin quan trọng chưa được đưa vào. Cuối trang tìm hiểu, KTV chưa thể hiện được những đánh giá sơ bộ rủi ro đối với việc thực hiện kiểm tốn khách hàng này. Điều đó sẽ khó khăn cho việc quản lý, kiểm sốt các thơng tin thu thập được, đồng thời cũng bất lợi trong trường hợp cần sử dụng lại thông nếu năm sau Công ty lại tiếp tục thực hiện kiểm toán cho khách hàng này. Tuy nhiên, vấn đề này đã được Công ty khắc phục bằng việc đang thực hiện thiết kế lại và sẽ chính thức áp dụng cho các “mùa kiểm toán” sau.

- Thứ hai, về việc đánh giá bằng chứng kiểm toán thu thập được: sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm tốn trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào xét đoán của KTV, chủ yếu là người thực hiện kiểm toán. Điều này sẽ không tránh được trường hợp thu thập thiếu hoặc thu thập quá nhiều những bằng chứng kiểm tốn khơng cần thiết. Thực tế tại Công ty, thời gian thực hiện kiểm toán tại DN khách hàng là khá ngắn, dao động từ 3-5 ngày làm việc. Áp lực thời gian khiến cho tình trạng này khá phổ biến, trong khi trưởng nhóm kiểm tốn thường khơng thể rà sốt hết q trình thực hiện của các KTV trong thời gian làm việc tại khách hàng. Tuy nhiên, hạn chế này một phần cũng là do chuẩn mực không qui định chặt chẽ vấn đề này, và đây cũng là một hạn chế chung đối với các Cơng ty kiểm tốn hiện nay.

- Thứ ba, về việc thể hiện trên giấy tờ làm việc: giấy tờ làm việc được thiết kế sẵn theo một mẫu tổng quát nhất. Theo đó, tùy vào đặc điểm của từng khách hàng và trên kế hoạch kiểm toán chi tiết đề ra, KTV phụ trách từng phần hành, từng khoản mục sẽ tự thiết kế lại các mẫu đó cho phù hợp hơn. Việc thực hiện theo mẫu như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng rập khn, thực hiện máy móc một thủ tục trong tình trạng khơng nắm bắt được bản chất của vấn đề. Mặt khác, các KTV cũng không phát huy được những sáng tạo trong cách thực hiện, chưa kể đến khả năng mẫu được thiết kế vẫn chưa hoàn thiện. Trên thực tế, rất nhiều KTV Công ty thường sử dụng lại giấy tờ làm việc đã hoàn thiện khi thực hiện kiểm tốn khách hàng A, sau đó chỉnh sửa, thiết kế lại để trình bày q trình thực hiện kiểm tốn đối với khách hàng B. Điều này đôi khi mất thời gian, bên cạnh đó, khả năng xảy ra thiếu sót hoặc dư thừa trong việc thực hiện các thủ tục là khá cao, vì đặc điểm các khách hàng này thường khơng giống nhau.

- Thứ tư, tồn tại những hạn chế trong việc áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, cụ thể:

o Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn: việc thực hiện còn khá riêng lẻ. Các KTV

thường không thiết kế thành một cuộc phỏng vấn mà thường thực hiện riêng lẻ mỗi khi gặp vấn đề. Điều này sẽ khiến tính chất của cuộc phỏng vấn khơng trang trọng, thông tin thu thập được cũng rời rạc, chỉ được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV mà khơng có một tài liệu phỏng vấn chính nào để dẫn chứng, khiến kết quả thể hiện trên giấy tờ làm việc đó có thể khơng đáng tin cậy.

- Phương pháp phân tích: việc sử dụng phương pháp này để phân tích biến động các

khoản mục năm hiện hành so với năm trước chưa thật sự hiệu quả. Những ghi chú, giải thích của KTV ở cuối giấy tờ làm việc đối với thủ tục này thường là từ phỏng vấn DN khách hàng, chưa thật sự liên kết với các thủ tục thực hiện sau đó để đưa ra giải thích hợp lý hơn. Bên cạnh đó, KTV thường khơng đưa ra giải thích hợp lý cho tất cả các biến động trong thành phần của khoản mục, mà chỉ thực hiện đối với một vài các biến động được KTV đánh giá là trọng yếu, và dựa theo số tương đối (%). Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp, biến động về số tương đối không lớn, nhưng nếu xét về số tuyệt đối thì biến động đó được xem là trọng yếu. Do đó, kết quả của thủ tục phân tích của KTV chưa thật sự thuyết phục, và rất dễ xảy ra tình trạng thiếu sót trong việc thiết kế thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo. - Phương pháp kiểm tra tài liệu: thời gian thực hiện kiểm toán tại DN thường rất

ngắn, do đó, việc kiểm tra giấy tờ, chứng từ sổ sách tại DN ln bị thiếu sót, nhiều bằng chứng quan trọng chưa được KTV thu thập kịp. Những chứng từ này sau đó được DN gởi cho KTV dưới dạng email, fax hoặc trực tiếp trả lời qua điện thoại.

Một phần của tài liệu Quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán (Trang 56 - 61)