Bối cảnh kinh tế trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại cửa hàng winmart+313 trần cung hà nội (Trang 69 - 71)

2.3.3 .Phân tích nhân tố khám phá EFA

3.2. Bối cảnh kinh tế trong thời gian tới

3.2.1 Xu hướng và cơ hội cuả thị trường bán lẻ Việt Nam

Theo báo cáo mới nhất của CBRE châu Á, dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng ngành bán lẻ tại thị trường châu Á Thái Bình Dương nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã và đang có những tín hiệu tích cực, hứa hẹn một viễn cảnh tươi sáng. Tong năm vừa qua 2021, sự bùng phát của COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cùng với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy

63

định về "thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ngày càng cao, ngành bán lẻ Việt đang bước vào giai đoạn bình thường mới với khả năng thích ứng tốt và triển vọng lạc quan. Ông Vivek Kaul, Giám đốc Ngành Bán lẻ của CBRE tại Châu Á cho biết: “Báo cáo gần đây của chúng tôi cho thấy niềm tin của các nhà bán lẻ về tiềm năng tăng trưởng của ngành trong tương lai. Sự lạc quan này được củng cố bởi niềm tin rằng đại dịch cuối cùng sẽ được kiểm sốt và cuộc sống sẽ dần trở lại bình thường”. Đặc biệt, theo vị lãnh đạo CBRE, Việt Nam vẫn là thị trường mục tiêu hàng đầu mà các nhà bán lẻ được khảo sát lựa chọn để mở rộng kinh doanh. “Điều này cho thấy mức độ tin tưởng cao vào sự trở lại của ngành du lịch quốc tế, tăng trưởng lượng khách đến các trung tâm thương và chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên”, ông Vivek Kaul nhận định.

Mặc dù đại dịch thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ tuy nhiên thói quen mua hàng trực tiếp của người dân khó mà thay đổi.Khi mua sắm trực tiếp người tiêu dùng có thể trải nghiệm sản phẩm, kiểm tra chất lượng và chủ động thời gian mua hàng.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh kinh doanh đa kênh từ online đến offline là một xu thế tất yếu. Các doanh nghiệp nên tập trung chính vào việc nâng cao chất lượng tiếp cận thông tin trên các kênh online, cũng như phân bổ không gian trong cửa hàng để nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.

Dự báo về thị trường bán lẻ trong thời gian tới, ông Vivek Kaul nhận định: “Chúng ta vẫn đang tiếp tục hành trình phục hồi sau một giai đoạn đầy thử thách. Khi ngành bán lẻ tiếp tục phát triển, các xu hướng mới cũng đang mang lại những cơ hội lớn. Hãy hành động ngay bây giờ để nắm bắt những cơ hội này có thể tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Nhìn chung, tương lai của ngành bán lẻ trong năm 2022 và sau này đều khá xán lạn.”

Cũng theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2025, giá trị gia tăng của khu vực thương mại trong nước sẽ đóng góp khoảng 13,5% GDP và tổng mức

64

bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng khoảng 9-9,5%/năm trong giai đoạn từ năm 2021- 2025.

Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của kênh thương mại hiện đại đạt khoảng 35-40% vào năm 2025.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại cửa hàng winmart+313 trần cung hà nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)