5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1 Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp vừa phải có chính sách giữ chân nhân tài vừa phải tăng cường kỷ luật lao động. Chính vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp cần đánh giá THCV cơng bằng, chính xác, đảm bảo cho người lao động cảm thấy hài lịng, cảm thấy được tơn trọng. Đánh giá thực hiện cơng việc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động quản trị nhân lực khác và có ảnh hưởng tới chiến lược của doanh nghiệp. Khi đối thủ cạnh tranh có những chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài, doanh nghiệp cũng phải có những thay đổi hợp lý trong chính sách đãi ngộ và chính sách quản trị nhân lực.
1.3.1.2 Đối tác, khách hàng
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp cần một đội ngũ nhân sự hiểu, nắm rõ và phục vụ một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, có thái độ ứng xử phù hợp với khách hàng và mơi trường văn hóa của tổ chức doanh nghiệp,... Để đáp ứng yêu cầu trên thì các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả trong các hoạt động quản lý nói chung, hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói riêng và đưa ra các chuẩn mực ứng xử rõ ràng đối với đội ngũ lao động thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Do đó khách hàng mục tiêu cũng là một nhân tố có ảnh hưởng tới q trình đánh giá thực hiện cơng việc trong doanh nghiệp.
23
1.3.1.3 Các chính sách, pháp luật của Nhà nước về đánh giá thực hiện công việc công việc
Các tổ chức doanh nghiệp luôn phải tuân thủ những quy định của pháp luật về lao động và dựa vào đó để có thể đánh giá thực hiện công việc một cách chính xác nhằm đảm bảo quuyền lợi và lợi ích của người lao động.
Một số những văn bản quy định của Nhà nước về lao động như: Bộ luật lao động, đây là văn bản mà bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện trong quá trình sử dụng lao động; ngồi ra cịn có các nghị định về đánh giá thực hiện nhiệm vụ đối với cơng chức, viên chức, các doanh nghiệp có thể tham khảo để vận dụng sang doanh nghiệp mình; thêm vào đó cịn có các chính sách về giờ làm việc, tiền lương, tiền thưởng, các quy định về ngành nghề đặc thù,... thì các tổ chức doanh nghiệp đều phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh và thực hiện đầy đủ.
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.3.2.1 Mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp 1.3.2.1 Mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp
Các yếu tố của hệ thống phải đánh giá đều chịu sự ảnh hưởng của mục tiêu của tổ chức và cũng phản ánh mục tiêu đó. Nếu như tổ chức xác định mục tiêu càng rõ ràng thì hệ thống đánh giá công việc càng cụ thề, các nhà quản trị dễ dàng xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc, lựa chọn phương pháp cũng như chu kỳ đánh giá và ngược lại. Mục tiêu của tổ chức có ảnh hưởng tới việc sử dụng kết quả đánh giá.
1.3.2.2 Quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp về đánh giá thực hiện công việc việc
Đây là những người trực tiếp đưa ra các chính sách nhân sự cho doanh nghiệp; nếu người lãnh đạo quan tâm đến đánh giá thực hiện công việc sẽ khiến cho đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp được tổ chức bài bản, cơng bằng, khách quan, từ đó mang lại kết quả đánh giá chính xác. Ngồi ra, người lãnh đạo có chun mơn, hiểu rõ về đánh giá thực hiện công việc sẽ
24
giúp giảm thiểu các lỗi trong q trình đánh giá, giảm chi phí đánh giá, thời gian đánh giá và mang lại các kết quả đánh giá chính xác, cơng bằng đối với người lao động.
1.3.2.3 Cơng tác phân tích cơng việc trong tổ chức, doanh nghiệp
Bản mô tả công việc là một trong những căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc. Bản mô tả công việc miêu tả cụ thể các yếu tố về công việc như: mô tả công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiêu chuẩn đối với người thực hiện cơng việc. Các tiêu chuẩn thực hiện cơng việc có chính xác, có gắn với cơng việc đó hay khơng là phụ thuộc vào cơng tác phân tích cơng việc trong tổ chức có được chú trọng hay khơng. Do đó trước khi xây dựng hệ thống các nhà quản trị cần chú ý đến cơng tác phân tích cơng việc bởi đó sẽ là ngun liệu đầu vào cho hệ thống đánh giá. Ngoài ra việc kết hợp chặt chẽ giữa bản mô tả công việc và các tiêu chuẩn đánh giá sẽ làm tăng tính chặt chẽ trong hệ thống quản trị nhân lực và người lao động sẽ tin tưởng hơn vào hệ thống đánh giá.
1.3.2.4 Công tác đào tạo người đánh giá thực hiện công việc
Người đánh giá có vai trị là người quyết định cuối cùng đến kết quả ĐGTHCV của người lao động. Nếu như toàn bộ hệ thống đã được xây dựng chặt chẽ, chính xác nhưng người đánh giá lại khơng đủ năng lự choặc mắc lỗi sẽ cho ra những quyết định đánh giá sai lầm, làm mất đi ý nghĩa của tồn bộ hệ thống. Do đó, khi xây dựng các nhà quản trị cũng cần đầu tư cho công tác này và tiến hành nhắc lại hoặc đào tạo mới khi bắt đầu chu kỳ.
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ
THƯƠNG MẠI ĐỨC HUY