5. Kết cấu khóa luận
2.2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của Công ty phân theo nộ
dung đầu tư phát triển
Đối với một doanh nghiệp, hoạt động đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng, đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Đô thị Sông Đà lại càng quan trọng hơn. Tình hình vốn đầu tư phát triển thực hiện theo nội dung đầu tư phát triển tại Cơng ty như sau:
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của Công ty phân theo nội dung đầu tư phát triển giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng vốn đầu tư 87.670 100 70.768 100 77.855 100
Đầu tư vào nhà cửa và vật
kiến trúc 79.105 90,23 63.387 89,57 70.108 90,05 Đầu tư máy móc, thiết bị,
cơng nghệ 3.647 4,16 2.937 4,15 3.262 4,19
Đầu tư vào nguồn nhân lực 2.402 2,74 1.925 2,72 1.690 2,17 Đầu tư vào hoạt động
marketing 2.516 2,87 2.519 3,56 2.795 3,59
28
Trong giai đoạn 2019 – 2021, do nhu cầu của hoạt động kinh doanh, công ty đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư như: mua sắm máy móc, thiết bị, cơng nghệ; đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng hệ thống nhà cửa và vật kiến trúc; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đầu tư vào hoạt động marketing. Theo bảng tình hình phân bổ vốn đầu tư theo nội dung, có thể thấy rằng năm 2019 vốn đầu tư cho nhà cửa và vật kiến trúc là 79.105 triệu đồng nhưng nó đã giảm xuống 63.387 triệu đồng năm 2020 và tăng lên 70.108 triệu đồng vào năm 2021. Vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị, cơng nghệ, nguồn nhân lực, hoạt động marketing đều giảm xuống vào năm 2020 và tăng trở lại vào năm 2021, điều này cho thấy cơng ty đã có sự chú trọng nhất định vào tất cả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển. Như vậy, nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua chủ yếu tập trung cho đầu tư nhà cửa và vật kiến trúc, sau đó đến đầu tư cho máy móc, thiết bị, cơng nghệ; nguồn nhân lực và hoạt động marketing.
Qua số liệu trên cho thấy giai đoạn 2019-2021 nguồn vốn đầu tư của Công ty phần lớn được dùng vào đầu tư cho tài sản cố định. Tổng vốn đầu tư cho nhà cửa và vật kiến trúc chiếm 89,97% tổng vốn đầu tư; tổng vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị, cơng nghệ chiếm 4,17% tổng vốn đầu tư; tổng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực chiếm 2,55% tổng vốn đầu tư; tổng vốn đầu tư cho hoạt động marketing chiếm 3,31% tổng vốn đầu tư. Lượng vốn đầu tư vào nhà cửa và vật kiến trúc qua các năm ln chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng ổn định.
Hoạt động đầu tư vào nguồn nhân lực và hoạt động marketing nhằm đào tạo nguồn nhân lực nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển của thế giới, nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đồng thời nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng, quảng bá thương hiệu của công ty, mặt khác đưa sản phẩm của công ty đến khách hàng.
2.2.3.1. Đầu tư vào nhà cửa và vật kiến trúc
Công tác đầu tư vào nhà cửa và vật kiến trúc là một nội dung đầu tư được Công ty rất quan tâm trong giai đoạn 2019 - 2021. Trong giai đoạn này nội dung đầu tư xây dựng cơng trình nhà cửa, vật kiến trúc ln chiếm một tỷ trọng cao trong tổng mức đầu tư. Điều này do các dự án của công ty đều là xây dựng chung cư cao tầng, văn phịng cho th, khu đơ thị mới.
29
Bảng 2.4. Tình hình đầu tư vào nhà cửa và vật kiến trúc giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng vốn đầu tư 87.670 100 70.768 100 77.855 100
Đầu tư vào nhà cửa và vật
kiến trúc 79.105 90,23 63.387 89,57 70.108 90,05
(Nguồn: Phịng Kế tốn)
Số liệu trên thể hiện tốc độ tăng trưởng rất cao của vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong đầu tư phát triển của công ty. Mặc dù giai đoạn 2019-2020 nguồn vốn này có xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch Covid 19, tuy nhiên vẫn còn rất lớn về lượng.
Qua bảng số liệu trên cho thấy, giai đoạn 2019 – 2021, vốn đầu tư vào nhà cửa và vật kiến trúc có xu hướng ổn định. Năm 2019 vốn đầu tư cho lĩnh vực này đạt mức cao nhất, chiếm 90,23% tổng vốn đầu tư, tương ứng 79.105 triệu đồng. Tuy nhiên hoạt động này đã giảm xuống 63.387 triệu đồng vào năm 2020, chiếm 89,57% tổng vốn đầu tư. Đến năm 2021 vốn đầu tư vào lĩnh vực này có xu hướng tăng trở lại, chiếm 90,05% tổng vốn đầu tư, tương ứng 70.108 triệu đồng.
2.2.3.2. Đầu tư vào máy móc, thiết bị, cơng nghệ
Để đạt được những thành tựu nhất định về việc ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong hoạt động của cơng ty nói chung và hoạt động sản xuất nói riêng, cơng ty đầu tư vào hoạt động phát triển cơng nghệ, thiết bị, máy móc. Lĩnh vực đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 4% tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn thực hiện dự án. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động đầu tư bất động sản nó đi vào sự tiện nghi, sang trọng của một sản phẩm bất động sản khi được bán ra.
30
Bảng 2.5. Tình hình đầu tư vào máy móc, thiết bị, cơng nghệ giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng vốn đầu tư 87.670 100 70.768 100 77.855 100
Đầu tư máy móc,
thiết bị, công nghệ 3.647 4,16 2.937 4,15 3.262 4,19
(Nguồn: Phịng Kế tốn)
Lĩnh vực đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm một lượng nhỏ. Năm 2019 đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ chỉ là 3.647 triệu đồng, giảm xuống 2.937 triệu đồng vào năm 2020 và đến năm 2021 tăng lên 3.262 triệu đồng. Nguyên nhân là do các dự án của cơng ty có chi phí thiết bị thấp trong tổng mức đầu tư là các chi phí như: Thiết bị trạm điện, thang máy, trạm bơm nước, các thiết bị thông minh. Hơn nữa, các thiết bị này cần thiết để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng không cần đầu tư nhiều với mức đầu tư thấp. Cơ cấu vốn đầu tư cho máy móc thiết bị của cơng ty như vậy là khá hợp lý với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là bất động sản.
Trong 3 năm này vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, cơng nghệ của cơng ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2019 vốn đầu tư đạt 4,16% so với tổng vốn đầu tư và giảm xuống 4,15% vào năm 2020, đến năm 2021 tăng lên 4,19% . Năm 2020, vốn đầu tư này có sự giảm sút so với năm trước đó do trong năm này cơng ty chỉ đầu tư một số hạng mục cơng trình nhỏ của dư án năm 2019 để lại và bổ sung cho sản xuất kinh doanh.
2.2.3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Đối với bất cứ một doanh nghiệp hoạt động nào cũng vậy đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng, tuy hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc cũng có thể thay thế con người trong một số hoạt động tuy nhiên vai trị của con người là khơng thể thiếu. Mọi hoạt động của con người từ
31
việc bố trí lao động, sắp xếp điều hành doanh nghiệp để nó có thể hoạt động theo đúng kế hoạch đều phải do con người đảm nhiệm, quyết định thực hiện.
Sự thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh luôn phụ thuộc rất lớn đến yếu tố con người, phụ thuộc vào hiệu quả tổ chức, nói cách khác đó là phụ thuộc vào chất lượng con người trong tổ chức. Chất lượng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phụ thuộc vào hai q trình dó là: tuyển dụng mới và q trình đào tạo lại. Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đầu tư phát triển nguồn nhân lực lại càng trở nên cấp thiết.
Bảng 2.6. Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng vốn đầu tư 87.670 100 70.768 100 77.855 100
Đầu tư vào nguồn nhân lực 2.402 2,74 1.925 2,72 1.690 2,17
(Nguồn: Phịng Kế tốn)
Trong những năm qua bên cạnh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới hệ thống nhà xưởng, văn phịng làm việc Cơng ty ln chú trọng việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nhân viên Công ty. Cho cán bộ du học nước ngồi để bắt kịp với tình phát triển của của khu vực và trên thế giới. Cử các đội ngũ cán bộ đi tìm hiểu văn hóa vùng miền, khảo sát thị trường qua đó đánh giá chính xác nhu cầu nhà ở của khách hàng, khách hàng tiềm năng cũng như mức thu nhập của từng hộ dân để có phương án quy hoạch kiến trúc phù hợp. Tuy nhiên mức đầu tư vẫn đang cịn nhỏ, chưa hợp lý. Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực của cơng ty giảm dần qua các năm. Năm 2019, đầu tư vào nguồn nhân lực là 2.402 triệu đồng, giảm xuống lần lượt là 1.925 triệu đồng, 1.690 triệu đồng vào năm 2020 và năm 2021. Lượng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực tương đối ổn định về tỷ trọng qua các năm. Tỷ trọng đầu tư vào nguồn nhân lực của công ty lần lượt đạt 2,74%, 2,72%, 2,17% vào các năm 2019, năm 2020 và năm 2021.
32
2.2.3.4. Đầu tư vào hoạt động marketing
Trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Đô thị Sông Đà đã ngày càng chú trọng hơn đến hoạt động đầu tư vào marketing và các tài sản vơ hình khác như hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư vào xây dựng thương hiệu, hệ thống nhận diện và đưa ra các chiến lược quảng cáo tiếp thị sản phẩm.
Bảng 2.7. Tình hình đầu tư vào hoạt động marketing giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng vốn đầu tư 87.670 100 70.768 100 77.855 100
Đầu tư vào hoạt động
marketing 2.516 2,87 2.519 3,56 2.795 3,59
(Nguồn: Phịng Kế tốn)
Vốn đầu tư cho hoạt động marketing và tài sản vơ hình khác của Cơng ty được đầu tư chủ yếu vào các hoạt động sau: Đầu tư vào công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường đầu ra, dự báo những biến động về cung cầu sản phẩm, những biến động trên thị trường trong nước và thế giới, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh và cơng tác xây dựng trong chiến lược kinh doanh. Đầu tư vào hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu. Công ty đã ngày càng chú trọng hơn đến hoạt động đầu tư nhằm xây dựng thương hiệu, quảng cáo và hệ thống phân phối. Thể hiện ở giá trị vốn đầu tư trong giai đoạn 2019 - 2021 có sự tăng cao.
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rõ, vốn đầu tư cho lĩnh vực này của Cơng ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Vốn đầu tư vào hoạt động marketing năm 2019 là 2.516 triệu đồng, chiếm 2,87% trong tổng vốn đầu tư phát triển. Năm 2020, vốn đầu tư này đã tăng lên 2.519 triệu đồng, chiếm 3,56% tổng vốn đầu tư phát triển. Mức tăng vốn đầu tư này đạt 3,59%, tương ứng 2.795 triệu đồng vào năm 2021. Qua đó, ta thấy Cơng ty càng ngày càng chú trọng đến hoạt động nghiên cứu và thực hiện các chiến lược marketing và nâng cao thương hiệu.
33