Giải pháp huy động vốn đầu tư hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị sông đà đến năm 2030 (Trang 63 - 65)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư phát triển của Công ty đến

3.2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư hiệu quả

Trong những năm qua, việc huy động vốn của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà chủ yếu là phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khốn, vay vốn ngân hàng, góp vốn của khách hàng…Tuy nhiên, cơng tác huy động vốn cịn gặp nhiều khó khăn nên vẫn chưa đảm bảo đủ nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của Công ty. Trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh khai thác nguồn vốn tự có. Đẩy mạnh khai thác nguồn vốn tự có của cơng ty. Nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn góp của cổ đơng, từ nguồn lợi nhuận giữ lại, từ quỹ đầu tư phát triển, từ nguồn vốn dôi dư do tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí quản lý,…Đây là nguồn vốn lớn và quan trọng giúp Công ty chủ động hơn về việc phân bổ nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Mặt khác chi phí sử dụng nguồn vốn này thấp hơn nguồn vốn vay tín dụng. Vì thế, cơng ty phải đảm bảo tiến độ vận hành của các cơng trình xây dựng để tăng khấu hao, sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tự tích lũy nguồn vốn. Bên cạnh đó, cơng ty nên tăng cường nguồn vốn này thông qua việc tiết kiệm một cách hợp lý các loại chi phí như: chi phí quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh. Qua đó, Cơng ty sẽ giữ lai được một tỷ trọng lớn lợi nhuận không phân chia nhằm sử dụng cho hoạt động đầu tư phát triển. Để nguồn vốn này được duy trì và đảm bảo an tồn trong tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp thì:

Quản lý chặt chẽ về giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cũng như tiến độ của dự án nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh giảm thời gian quay vòng vốn. Đồng

56

thời giám sát chặt chẽ các khoản chi phí thực hiện dự án như đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí phát sinh khi thực hiện dự án… tránh lãng phí thất thốt nguồn vốn đầu tư.

Tăng vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ cũng là một chỉ tiêu để xem xét trong việc đánh giá năng lực tài chín của Chủ đầu tư. Hơn nữa đây là nguồn vốn không phải chịu áp lực về lãi vay hay chi phối của các nhà tài trợ. Do đó, trong giai đoạn này Công ty tăng vốn điều lệ lên 350 tỷ bằng cách phát hành cổ phiếu cho các cổ đông.

Thứ hai đối với nguồn vốn huy động từ bên ngồi. Với thế mạnh của cơng ty đang hoạt động dưới mơ hình là cơng ty cổ phần, kết hợp với cơ hội thì trường vốn của Việt Nam đang trên đà hoàn thiện và phát triển. Các công cụ mới để huy động vốn trên thị trường ngày được phát triển. Công ty nên tận dụng các cơng cụ này để đa dạng hóa hình thức huy động vốn từ bên ngồi, thơng qua các kênh huy động sau:

Giải pháp về hợp tác đầu tư: để triển khai các dự án lớn có tổng mức đầu tư cao, Cơng ty nên chủ động tìm kiếm và liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để triển kai đầu tư dự án. Việc hợp tác đầu tư có nhiều ưu điểm là huy động được các lực tốt, hạn chế rủi ro và quá trình huy động vốn cho dự án được đều đặn đẩy nhanh tiến độ dự án qua đó giảm thời gian thu hồi vốn cho dự án. Ngoài ra việc hợp tác sẽ huy động nguồn lực rồi rào để triển khai dự án như: kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật và năng lực quản lý, thương hiệu, thị trường… các bên cùng nhau chia sẻ lợi nhuận. Với đặc điểm ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, trong điều kiện các nguồn lực nội tại của Cơng ty cịn hạn chế thì việc liên danh liên kết, hợp tác hay sáp nhập giữa các doanh nghiệp sẽ giúp Công ty nâng cao năng lực tài chính, tăng cường về nguồn lực, cơng nghệ, kinh nghiệm, phương pháp quản lý và tiếp cận thị trường tiên tiến để có thể đứng vững trong giai đoạn này và vượt qua khó khăn.

Gia tăng khả năng huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bên cạnh nguồn vốn tự có, đây cũng là nguồn vốn lớn và có vai trị quan trọng khơng kém trong hoạt động đầu tư phát triển của Công ty. Nguồn vốn này chủ yếu phục

57

vụ đầu tư vào các dự án, các chương trình, kế hoạch lớn của Cơng ty. Tuy nhiên, để các tổ chức tín dụng sẵn sang cho vay thì các dự án phải có tính khả thi cao và có tài sản thế chấp. Muốn vậy, cơng tác nghiên cứu, lập dự án và thẩm định dự án đầu tư phải được thực hiện một cách chính xác.

Phát huy việc huy động nguồn vốn vay từ cán bộ công nhân viên, bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phương thức này không những nhằm mục đích giải quyết khó khăn về vốn cho cơng ty mà nó cịn thắt chặt sự gắn bó giữa cán bộ cơng nhân viên với cơng ty. Qua đó phát huy quyền làm chủ tập thể, thúc đẩy ý thức làm việc cho cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thực hiện phân bổ vốn đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, phân bổ vốn một cách hợp lý cho các nộ dung đầu tư, lựa chọn các dự án phù hợp với quy mơ của cơng ty, hướng vào các dự án có tính ổn định.

Phân bổ một cách hợp lý cho các nội dung đầu tư như đầu tư vào nhà của vật kiến trúc; máy móc thiết bị, cơng nghệ; đầu tư cho hoạt động marketing nâng cao thương hiệu, đầu tư vào nguồn nhân lực. Đây là một giải pháp hữu hiệu nhằm sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn đã có. Cơng ty cần xác định rõ cần đầu tư vào những hạng mục cơng trình nào, trong hạng mục đó đâu là hạng mục quan trọng, sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Từ đó xác định ưu tiên đầu tư cho hạng mục nội dung nào trong số các hạng mục có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị sông đà đến năm 2030 (Trang 63 - 65)