Mối quan hệ tổng hợp cá-môi trường đối với cá Ngừ Vằn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 78 - 79)

Phương trình hồi quy tuyến tính tổng qt giữa năng suất khai thác cá Ngừ Vằn với các yếu tố hải dương học môi trường được viết dưới dạng:

CPUE= a0 + a1xT0 + a2xAno + a3xH0 + a4xH1 + a5xT1 + a6xH20 + a7xH24 + a8xGrad0 + a9xGrad50 + a10xSal0 + a11xChlo + a12xAlti + a13xEKE + a14xSpd_cur

Các hằng số a0...a14 được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất, kết quả tính tốn xác định cụ thể cho các phương trình hồi quy tuyến tính theo từng mùa và từng tháng được thể hiện trong các bảng 4.1, bảng 4.5 và bảng 4.10.

Kết quả phân tích tương quan hồi quy đa biến đối với bộ dữ liệu "đồng bộ tức thời" giữa năng suất khai thác cá Ngừ Vằn với các yếu tố hải dương học, mơi trường thấy rằng, giữa chúng có mối quan hệ tương đối chặt chẽ (hệ số tương quan bội Ro=0,61). Trong đó, các yếu tố đáng chú ý là Ano, T1, H1, Gra25, Chlo, Alti bởi chúng có hệ số tương quan cặp cao với năng suất khai thác cá Ngừ Vằn (bảng 4.1). Dữ liệu đồng bộ tức thời là dữ liệu đồng bộ theo ngày và theo vị trí mẻ lưới mà ở đó có cả số liệu cá và số liệu cấu trúc hải dương, phân tích chuỗi dữ liệu này sẽ đánh giá được bản chất thực sự của mối quan hệ giữa cá và các yếu tố môi trường biển. Bên cạnh đó luận án đã phân tích mối quan hệ giữa năng suất khai thác cá Ngừ Vằn và các yếu tố môi trường với số liệu trung bình tháng của các năm 2014- 2015 cũng cho kết quả tương tự như làm với số liệu "đồng bộ tức thời" (Ro=0,62) và các biến Ano, T1, H1, Gra25, Chlo, Alti cũng có hệ số tương quan cặp cao với năng suất khai thác cá Ngừ Vằn. Việc tính trung bình tháng sẽ đưa ra được xu thế chung của sự biến đổi nguồn lợi cá dưới sự tác động của các yếu tố môi trường biển.

Mùa vụ khai thác hải sản ở VBĐNB được chia thành 2 vụ cá bắc và cá nam tương ứng với hai mùa gió Đơng Bắc và Tây Nam, ứng với mỗi vụ cá thì năng suất khai thác cũng như thành phần loài khai thác được có sự khác biệt đáng kể [4, 5]. Bên cạn đó, như đã phân tích ở chương 3 thì các yếu tố hải dương học, mơi trường biển cũng có sự khác biệt rất rõ giữa hai mùa gió. Do vậy, việc phân tích mối quan hệ giữa cá với các yếu tố hải dương học, môi trường biển ở vùng biển nghiên cứu cần phải phân tính theo từng mùa riêng mới phản anh đúng bản chất của mối quan hệ giữa chúng. Kết quả phân tích mối quan hệ này cho mùa gió Đơng Bắc và Tây Nam trong các năm từ 2014-2015 thấy rằng, năng suất khai thác trong mùa gió Tây Nam thường cao hơn và biến đổi nhiều hơn so với trong mùa gió Đơng Bắc và chúng có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với các biến cấu trúc hải dương (hệ số tương quan bội Ro=0,72) trong khi ở mùa gió Đơng Bắc hệ số tương quan Ro nhỏ nhơn (Ro=0,62) (các bảng từ 4.1 đến 4.4).

Bảng 4.1: Mối quan hệ giữa năng suất khai thác cá Ngừ Vằn với các yếu tố hải dương học, mơi trường biển trong mùa gió Đơng Bắc và Tây Nam (số liệu đồng bộ tức thời)

Thời gian Ro N Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến

Năm 2014-2015

0,61 221 CPUE= 0,04 + 0,15xT0 - 0,19xAno - 0,013xH0 - 0,02xT1 +

0,0002xH1 - 0,85xGra0 - 2,14xGra25 - 0,2xChlo + 0,007x Alti - 0,0002xEKE + 0,008xSpd_cur Trung bình tháng trong năm 2014 - 2015 0,62 73 CPUE= -1,9 + 0,2xT0 - 0,22xAno - 0,013xH0 - 0,03xT1 +

0,0002xH1 - 0,67xGra0 - 2,43xGra25 - 0,015xAlti - 0,11xChlo - 0,0002xEKE + 0,004xSpd_cur

Mùa gió Đơng Bắc

0,62 75 CPUE= 22,9-0,7xT0 + 0,32xAno + 0,007xH0 - 0,09xT1 -

0,001xH1 + 2,7xGra0 + 0,098xGra25 - 0,99xChlo - 0,006xAlti +0,0003xEKE - 0,005xSpd_cur

Mùa gió Tây Nam

0,72 146 CPUE= 4,7 - 0,07xT0 - 0,15xAno - 0,01xH0 - 0,001xT1 + 0,0006xH1 - 0,9xGra0 - 1,9xGra25 - 0,16xChlo + 0,035x Alti - 0,0002xEKE + 0,013xSpd_cur

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)