Đồng bộ các dữ liệu cá và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 49 - 51)

Để thực hiện việc phân tích tương quan giữa năng suất khai thác cá với các yếu tố môi trường biển được lựa chọn như đã cho ở bảng 2.5, 2.7, cần phải đồng bộ hai loại dữ liệu này theo quy mô không gian, thời gian định trước và sắp xếp chúng theo một định dạng thống nhất. Luận án đã thống kê, phân tích hai nguồn dữ liệu nói trên và lựa chọn việc tính tốn các dữ liệu theo quy mơ khơng gian trung bình ơ lưới 0,5x0,5 độ kinh vĩ (quy về tâm ơ). Theo thời gian, các dữ liệu được tính tốn trung bình theo 3 cấp:

- Trung bình 2 mùa gió (nhiều năm), tương ứng với 2 vụ cá ở VBĐNB: vụ cá nam từ tháng 4 đến tháng 9, vụ cá bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. - Trung bình tháng (nhiều năm) cho 12 tháng trong năm.

- Chọn dữ liệu theo thời gian thực (tức thời) trong giai đoạn 2012-2015.

Trước khi tính tồn các giá trị trung bình theo khơng gian, thời gian như nêu trên, tất cả các số liệu về năng suất khai thác cũng như các yếu tố hải dương học, môi trường biển đều được kiểm tra sai số thô để loại các giá trị ghi không đúng hoặc không logic về thời gian, tọa độ, đồng thời sử dụng luật ”3 sigma” để loại các giá trị quá khác so với giá trị trung bình. Tọa độ vị trí các điểm có dữ liệu (dữ liệu nghề cá và dữ liệu hải dương học, môi trường biển) được quy về tâm của ô lưới 0,5 x 0,5 độ kinh vĩ mà các điểm nằm trong ơ lưới đó. Trường hợp những điểm nằm trên đường kinh tuyến hay vĩ tuyến chung của 2 ơ lưới thì những điểm đó được tính cho cả 2 ơ.

Trên cơ sở đó, dữ liệu cá và môi trường đưa vào đồng bộ được định dạng như ví dụ ở bảng 2.8, 2.9 cho trường hợp đồng bộ dữ liệu tức thời. Việc đồng độ 2 nguồn dữ liệu này thực chất chỉ là “nhặt” số liệu có cùng vị trí (cùng tọa độ tâm ơ lưới) và cùng thời gian có đồng thời cả 2 loại số liệu, sắp xếp chúng thành mảng (ma trận) có m cột và n hàng. Trong đó, số cột m là số lượng các yếu tố, số hàng n là số lượng số liệu đồng bộ. Cột đầu tiên là giá trị CPUE trên ô lưới xác định (biến phụ thuộc), các cột tiếp theo lần lượt cho đến m là giá trị các yếu tố môi trường (các biến độc lập) trên chính ơ lưới này và theo đúng thứ tự như đã cho ở bảng 2.5. Ví dụ về định dạng này như đã cho ở bảng 2.10.

Bảng 2.8: Định dạng số liệu các yếu tố hải dương học, môi trường biển

Kinh độ E Vĩ độ N Ngày Tháng Năm T0 Ano H0 … … Spd_cur

Thứ tự các yếu tố như bảng 2,5 (1) (2) (3) (14) 108,75 10,75 11 8 2014 28,7 1,9 9,0 … … 59,0 108,75 10,75 10 8 2014 28,7 1,8 8,0 … … 48,9 108,75 10,75 22 9 2014 28,6 1,7 7,0 … … 42,8 108,75 10,75 24 9 2014 28,4 2,1 4,0 … … 43,5 108,75 10,75 27 9 2014 28,4 3,0 2,0 … … 37,4 v.v… v.v…

Bảng 2.9: Định dạng số liệu năng suất khai thác cá

Kinh độ E Vĩ độ N Ngày Tháng Năm CPUE

108,75 10,75 11 8 2014 4,660 108,75 10,75 10 8 2014 2,210 108,75 10,75 22 9 2014 8,090 108,75 10,75 24 9 2014 2,570 108,75 10,75 27 9 2014 5,880 v.v… v.v…

Bảng 2.10: Định dạng số liệu đồng bộ cá-mơi trường phục vụ phân tích tương quan

Vị trí và thời gian có dữ liệu đồng bộ Ma trận dữ liệu đồng bộ cá-môi trường

Kinh độ E Vĩ độ N Ngày Tháng Năm CPUE T0 Ano H0 … … … Spd_cur

108,75 10,75 11 8 2014 4,660 28,7 1,9 9,0 … … … 59,0 108,75 10,75 10 8 2014 2,210 28,7 1,8 8,0 … … … 48,9 108,75 10,75 22 9 2014 8,090 28,6 1,7 7,0 … … … 42,8 108,75 10,75 24 9 2014 2,570 28,4 2,1 4,0 … … … 43,5

108,75 10,75 27 9 2014 5,880 28,4 3,0 2,0 … … … 37,4

v.v… v.v… v.v…

Đồng bộ các dữ liệu cá và môi trường quy mơ trung bình tháng (nhiều năm) và trung bình mùa (nhiều năm) cũng được thực hiện tương tự, theo đó kết quả cuối cùng cũng nhận được các ma trận số liệu đồng bộ cho từng đối tượng cá, từng vụ cá (2 vụ) và từng tháng (12 tháng). Số lượng số liệu đồng bộ được (độ dài chuỗi dữ liệu đồng bộ) sẽ được trình bày cụ thể trong các bảng biểu diễn phương trình hồi quy tuyến tính ở trong chương 4.

Sử dụng các kiểu dữ liệu đồng bộ khác nhau về thời gian như trên trong phân tích tương quan cá-mơi trường sẽ mang những ý nghĩa riêng biệt. Đối với bộ dữ liệu tức thời, do nguồn số liệu chỉ tập trung chủ yếu trong các năm 2014-2015 và lượng số liệu đồng bộ cũng không đủ lớn về mặt thống kê nên kết quả tương quan tìm được từ phân tích bộ dữ liệu này chưa phản ánh đầy đủ bản chất mối quan hệ cá- môi trường. Tuy nhiên, đây là hướng nghiên cứu tích cực và triển vọng nhất nếu chúng ta có đủ dữ liệu, trong tương lai cần phải thực hiện được điều này. Đối với các dữ liệu trung bình mùa và trung bình tháng được chuẩn bị từ các dữ liệu thu thập nhiều năm (1996-2015) nên nó hồn tồn khẳng định tính khách quan và độ tin cậy của mối quan hệ cá-mơi trường và có thể sự dụng cho mục đích dự báo ngư trường khai thác các đối tượng cá kinh tế theo mùa, theo tháng ở VBĐNB.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)