Kết quả đánh giá kiểm chứng dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá Ngừ Vằn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 108 - 110)

- Ghi chú: Ro hệ số tương quan bội, N là số số liệu (độ dài chuỗi số liệu)

cá, mùa vụ sinh sản, sự quần tụ của đàn cá bố mẹ tại các bãi đẻ

4.4.2 Kết quả đánh giá kiểm chứng dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá Ngừ Vằn

4.4.2 Kết quả đánh giá kiểm chứng dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá Ngừ Vằn thác cá Ngừ Vằn

Luận án đã dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác đối tượng cá Ngừ Vằn ở vùng biển nghiên cứu. Để kiểm chứng chất lượng các bản dự báo này, luận án đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh trực tiếp giá trị CPUE dự báo và CPUE theo số liệu thu được từ thực tế khai thác trên cùng ô lưới (số liệu nghề cá năm 2016). Chấm điểm dự báo theo sai số tuyệt đối nghĩa là giá trị tuyệt đối của hiệu giữa giá trị CPUE dự báo và giá trị CPUE theo số liệu thực. Nếu giá trị này <±10kg/km lưới thì dự báo được đánh giá là tốt; giá trị này trong khoảng ±10-±20kg/km lưới dự báo được đánh giá là khá; nếu giá trị này nằm trong khoảng ±20-±30kg/km lưới dự báo được đánh giá là đạt. Các tiêu chí này được dựa trên giá trị trung bình sai số cho phép của các phương trình tương quan (trung bình sai số cho phép khoảng 15kg/km lưới) và phổ phân bố giá trị năng suất khai thác cá Ngừ Vằn hiện có trong cơ sở dữ liệu nghề cá.

Do nguồn số liệu cịn hạn chế, khơng có số liệu thực tế về năng suất khai thác cá Ngừ Vằn trong các tháng 1, tháng 7. Vì vậy, luận án chỉ tiến hành so sánh, đánh

giá kiểm chứng dự báo đối với tháng 10 và tháng 12. Kết quả đánh giá kiểm chứng cho thấy trong tháng 10 có 194 lần đánh giá thì có trên 36,0% được xếp loại dự báo tốt, trên 15% dự báo khá và tính tổng số đạt yêu cầu trở lên là trên 66,0%. Trong khi đó tháng 12 có 57 lần đánh giá xếp loại thì có 18,6% dự báo xếp loại tốt, 58,14% dự báo xếp loại khá và tổng số có trên 88,0% dự báo đạt yêu cầu trở lên (bảng 4.23).

Bảng 4.23: Kết quả đánh giá kiểm chứng dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá Ngừ Vằn theo sai số tuyệt đối

Tháng Số ô đánh giá Số ô dự báo tốt (%) Số ô dự báo khá (%) Số ô dự báo đạt (%) Lũy kế Đạt (%) Số ô dự báo không đạt (%) 10 194 36,79 15,03 14,51 66,32 33,68 12 57 18,60 58,14 11,63 88,37 11,63

Như vậy có thể thấy rằng, sử dụng phương trình hồi quy đa biến giữa năng suất khai thác cá Ngừ Vằn với các yếu tố hải dương học, môi trường biển kết hợp với bộ chỉ số thích ứng sinh thái đối tượng cá Ngừ Vằn để dự báo ngư trường khai thác cho đối tượng này ở vùng biển Đông Nam Bộ bước đầu đánh giá cho kết quả tốt. Kết quả này có thể được đưa vào dự báo thử nghiệm trong thực tế và cần có nhiều đánh giá hơn nhằm hiệu chỉnh mơ hình dự báo ngư trường cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)