Luận án sử dụng các số liệu thực đo nhiệt độ, độ muối, hàm lượng chlorophyll-a... trong các chuyến điều tra khảo sát của các chương trình, đề tài, dự án và các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác do Viện Nghiên cứu Hải Sản chủ trì, thực hiện tại VBĐNB từ năm 1978 đến 2013. Phân bố các trạm khảo sát (hình 2.1) và thống kê số lượng số liệu (bảng 2.1) cho thấy nguồn dữ liệu này khá phong phú, có thể sử dụng để phân tích biến động các yếu tố theo quy mơ tháng tại vùng biển này. Các dữ liệu này cùng với toàn bộ các dữ liệu khí tượng, hải dương học (gió, nhiệt độ nước biển, độ muối, dòng chảy, động-thực vật phù du, chlorophyll-a...) của các chương trình, đề tài, dự án thực hiện từ năm 1961 đến nay trên các vùng biển Việt Nam đã được tổng hợp thành cơ sở dữ liệu (CSDL) hải dương học lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hải Sản.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng số liệu điều tra khảo sát hải dương học tại vùng biển Đông Nam Bộ từ năm 1978 đến 2013
Tháng Số liệu nhiệt độ Số liệu độ muối Số liệu chlorophyll-a
Số trạm Số số liệu Số trạm Số số liệu Số trạm Số số liệu
1 562 5282 186 2155 30 932 2 305 2440 128 1184 1 19 3 309 16631 168 8691 67 3596 4 251 7543 178 6751 18 4063 5 376 8214 199 6796 26 760 6 473 7837 417 7239 92 5690 7 363 4943 315 4548 36 1835 8 229 2632 220 2589 - - 9 363 5914 339 5753 - - 10 388 6340 264 5019 16 1074 11 359 6204 260 5594 165 4440 12 347 2749 102 893 13 426 Tổng 4325 76729 2776 57212 464 22835
Cùng với nguồn dữ liệu điều tra khảo sát nêu trên, luận án còn sử dụng dữ liệu viễn thám biển tầng mặt (nhiệt độ, hàm lượng chlorophyll-a, dị thường độ cao mực biển và dòng chảy) và dữ liệu trường 3D nhiệt biển (kết quả từ mơ hình Mercator) của dự án Movimar từ năm 2011 đến 2016. Đây là nguồn dữ liệu khá chi tiết (độ phân giải 1/12 độ kinh vĩ), cập nhật liên tục và hàng ngày, bao phủ tồn bộ Biển Đơng. Dữ liệu này đã được Bùi Thanh Hùng và nnk (2016) kiểm chứng với dữ liệu thực đo bằng thiết bị CTD ở vùng biển Miền Trung và Đông Nam Bộ [25]và khẳng định nguồn số liệu này có đủ độ tin cậy để sử dụng trong phân tích cấu trúc các yếu tố hải dương học và nhiều nghiên cứu khác (sai lệch tối đa của nhiệt độ chỉ ±0,5oC, của độ muối chỉ ±0,2‰). Số lượng số liệu của dự án Movimar chiết xuất riêng cho VBĐNB được thống kê trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thống kê số lượng số liệu viễn thám biển của dự án Movimar ở vùng biển Đông Nam Bộ từ năm 2011 đến 2016
Tháng Nhiệt độ Chlorophyll-a Dị thường độ cao mực biển
Dịng chảy tầng mặt (tính từ dị thường độ cao mực biển)
1 9537 9537 9537 9537 2 11844 11844 11844 11844 3 13513 13513 13513 13513 4 13061 13061 13061 13061 5 12672 12672 12672 12672 6 13446 13446 13446 13446 7 14429 14429 14429 14429 8 16115 16115 16115 16115 9 13364 13364 13364 13364 10 14122 14122 14122 14122 11 16308 16308 16308 16308 12 14158 14158 14158 14158 Tổng 162569 162569 162569 162569 2.1.2 Dữ liệu nghề cá
Số liệu nghề cá sử dụng trong luận án là năng suất khai thác (CPUE – Catch Per Unit Effort) cá Ngừ Vằn, cá Ngừ Chấm của nghề lưới rê và cá Chỉ Vàng của nghề lưới kéo đáy, lấy từ CSDL nghề cá (VietFish-Base) lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hải Sản. Đây là CSDL tập hợp các số liệu về nguồn lợi hải sản trong các chuyến điều tra khảo sát, giám sát và chương trình thu sổ nhật ký, thực hiện cho mọi loại nghề khai thác ở các vùng biển Việt Nam từ năm 1996 đến nay. Bên cạnh đó, CSDL nghề cá cịn cập nhật số liệu từ Ủy ban Nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC - Western and Central Pacific Fishery Commission) giai đoạn 2010-2016, số liệu này (của các đội tầu khai thác) được thu thập trực tiếp tại các cảng cá, bến cá các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa.
Trong CSDL nghề cá, năng suất khai thác một số đối tượng cá quan tâm của luận án tại VBĐNB được tính như sau [61]: 1) Đối với cá Ngừ Vằn và cá Ngừ Chấm (khai thác bằng nghề lưới rê), năng suất khai thác (CPUE – kg/km lưới) được
sử dụng làm chỉ số phong phú tương đối và được tính theo cơng thức CPUE=C/L, trong đó C (kg) là sản lượng riêng từng đối tượng có trong mẻ lưới, L (km) - chiều dài lưới thu về của mẻ; 2) Đối với cá Chỉ Vàng (khai thác chủ yếu bằng nghề lưới kéo), năng suất khai thác (CPUE - kg/giờ) cũng được sử dụng làm chỉ số phong phú tương đối và được tính theo cơng thức CPUE=C/t, trong đó C (kg) là sản lượng khai thác cá Chỉ Vàng của mẻ lưới kéo, t (giờ) - thời gian kéo 1 mẻ lưới.
Các bảng 2.3, 2.4 là thống kê số lượng số liệu (số mẻ lưới và CPUE trung bình của mẻ) và các hình 2.2, 2.3, 2.4 thể hiện phân bố các mẻ lưới khai thác cho 3 đối tượng nêu trên tại VBĐNB. Qua đây thấy rằng, lượng số liệu tuy chưa được đồng đều theo thời gian các tháng trong năm nhưng cũng đủ đảm bảo tính khách quan cho mục đích nghiên cứu.
Bảng 2.3: Thống kê số lượng số liệu cá Ngừ Vằn tại VBĐNB, tính đến 2016
Tháng Nguồn CPUE trung bình
(kg/km lưới) Sổ nhật kí Khảo sát Giám sát Tổng số số liệu
1 1 44 45 15,43 2 24 1 51 76 10,83 3 79 172 27 278 14,93 4 117 660 43 820 20,80 5 76 258 45 379 15,96 6 140 20 24 184 17,56 7 276 18 39 333 19,50 8 240 20 43 303 16,00 9 205 563 36 804 17,20 10 256 325 12 593 17,21 11 204 18 7 229 22,01 12 62 10 72 18,00 Tổng 1680 2055 381 4116
Bảng 2.4 Thống kê số lượng số liệu cá Ngừ Chấm và Chỉ Vàng tại vùng biển Đông Nam Bộ, tính đến 2016
Tháng Cá Ngừ Chấm Cá Chỉ Vàng
Số số liệu CPUE trung bình (kg/km lưới)
Số số liệu CPUE trung bình (kg/giờ)
1 11 11,6 18 4,3 2 37 10,9 12 6,7 3 44 7,1 - - 4 123 6,7 - - 5 35 13,8 32 0,5 6 27 14,7 45 1,6 7 67 14,6 40 4,3 8 41 15,1 7 0,5 9 239 27,4 1 1,0 10 166 22,6 9 6,1 11 97 18,3 29 1,6 12 23 9,7 54 9,1 Tổng 910 247
Hình 2.2: Phân bố dữ liệu khai thác cá Ngừ Vằn từ năm 1996-2016 tại vùng biển Đơng Nam Bộ
Hình 2.3: Phân bố dữ liệu khai thác cá Ngừ Chấm từ năm 1996-2016 tại vùng biển Đông Nam Bộ
Số liệu nghề cá từ năm 1996 đến 2015 được đồng bộ theo không gian, thời gian với số liệu hải dương học để xây dựng mối quan hệ cá-môi trường cũng như xác định bộ chỉ số các yếu tố hải dương học tối ưu đối với từng đối tượng cá nghiên cứu. Số liệu nghề cá năm 2016 được sử dụng để kiểm chứng độc lập kết quả dự báo thử nghiệm ngư trường năm 2016 tại VBĐNB, làm cơ sở cho việc đánh giá kiểm chứng mơ hình dự báo và hiệu chỉnh dự báo sau này.