Cá Chỉ Vàng (Selaroides leptolepis)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 36 - 39)

Cá Chỉ Vàng thuộc họ cá khế (Carangidae) (hình 1.4) phân bố chủ yếu ở các

vùng biển nhiệt đới phía Tây Thái Bình Dương, giới hạn phía Bắc là Nhật Bản và

phía Nam là Australia [82].

Hình 1.4: Cá Chỉ Vàng (Selaroides leptolepis)

Cá Chỉ Vàng có tập tính hợp đàn, thường phân bố nhiều ở những khu vực có nền đáy mềm và khu vực ven bờ, cửa sơng. Kích thước tối đa của cá Chỉ Vàng khoảng 22cm, trong sản lượng khai thác chiếm ưu thế là nhóm cá có kích thước trên dưới 15cm. Thức ăn chủ yếu của cá Chỉ Vàng là các loài động vật phù du [63]. Trên

thế giới, cá Chỉ Vàng đã được nghiên cứu nhiều ở các vùng biển Malaysia, Philippines và Thái Lan [77, 79].

Ở Việt Nam, cá Chỉ Vàng phân bố chủ yếu ở vùng biển ven bờ, tập trung ở dải độ sâu không quá 50m nước. VBĐNB là khu vực có nguồn lợi cá Chỉ Vàng phong phú hơn so với các vùng biển khác. Năng suất khai thác cá Chỉ Vàng bằng lưới kéo đáy khoảng 2,0-3,0 kg/giờ ở VBĐNB và dưới 1,0kg/giờ ở vùng biển vịnh Bắc bộ. Kích thước cá khai thác chủ yếu trong khoảng 11,0-14,0cm [22].

Trữ lượng nguồn lợi cá Chỉ Vàng ở vùng biển phía Nam Việt Nam ước tính khoảng 177-351 ngàn tấn [17]. Cấu trúc quần thể cá Chỉ Vàng có sự khác biệt khá rõ giữa mùa gió Đơng Bắc và mùa gió Tây Nam. Ở mùa gió Tây Nam, trữ lượng và độ phong phú nguồn lợi cá Chỉ Vàng thuộc nhóm dưới 10cm chiếm ưu thế so với ở mùa gió Đơng Bắc, chứng tỏ lượng bổ sung của các loài cá này chủ yếu diễn ra vào mùa gió Tây Nam. Khu vực phân bố tập trung của cá Chỉ Vàng có sự khác biệt giữa mùa gió. Trong mùa gió Đơng Bắc, vùng biển giới hạn từ 9o00N xuống phía nam cá Chỉ Vàng phân bố với mật độ cao hơn so với vùng biển từ 9o00N trở lên phía bắc. Ở mùa gió Tây Nam, khu vực phân bố tập trung nằm rải rác, trong đó các vùng biển phía đơng Nam đảo Phú Q, ngồi khơi đảo Cơn Sơn và khu vực phía Nam mũi Cà Mau là nơi có mật độ phân bố cao hơn [14, 22].

Kích thước khai thác được trung bình khoảng 14 cm bắt gặp nhiều ở các tháng 10, 11 và 12. Các tháng 3, 4, 5, 6 và tháng 10 bắt gặp 2 nhóm chiều dài. Trong đó, nhóm thứ nhất có chiều dài chiếm ưu thế là 6cm (đây có thể là thế hệ mới sinh ra sau mùa sinh sản) và nhóm thứ hai có chiều dài chiếm ưu thế là 14 cm [23].

Nghiên cứu về cơ sở khoa học cho việc xây dựng dự báo ngư trường khai thác đối tượng này đã được Nguyễn Văn Lục và nnk thực hiện từ năm 1991. Trong cơng trình này, nhóm tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố môi trường với năng suất khai thác cá Chỉ Vàng. Kết quả cho thấy, cá Chỉ Vàng có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường, chúng xuất hiện với năng suất khai thác từ 0,2-45,0kg/giờ ở vùng nước có độ dày lớp tựa đồng nhất tầng mặt (H0) từ 10-35m, nhiệt độ tầng đáy (Tđ) khoảng 25,12-27,7oC, độ muối tầng đáy (Sđ) từ 32,58-33,45%o … và chất đáy từ

48-89% cát. Tuy vậy, sản lượng cá Chỉ Vàng cũng đạt giá trị cao ở vùng nước có điều kiện H0 trong khoảng 20-28m, Tđ trong khoảng 27,0-27,7oC, Sđ trong khoảng 32,65-32,88%o và chất đáy có 48-50% là cát [32]. Đây là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam đã xây dựng được bộ chỉ số thích ứng sinh thái của đối tượng cá Chỉ Vàng dựa vào thống kê tần suất bắt gặp các mức năng suất cao với các dải yếu tố môi trường. Tuy nhiên, để tăng cường cơ sở khoa học cho nghiên cứu biến động nguồn lợi và dự báo ngư trường khai thác cho đối tượng này cần có thêm những nghiên cứu tương tự, đồng thời cũng cần có các nghiên cứu xác định mối quan hệ tổng hợp, xây dựng được các phương trình tương quan cụ thể giữa năng suất khai thác cá Chỉ Vàng với các yếu tố môi trường phục vụ cho việc xây dựng mơ hình dự báo ngư trường cho đối tượng này

Tóm lại, thơng qua tồn bộ chương 1, NCS đã rút ra nhận định cơ bản về hiện trạng nghiên cứu cũng như định hướng của luận án, như sau:

1) Định hướng nghiên cứu tương quan cá-môi trường là cơ sở khoa học tin cậy cho việc xây dựng các mơ hình dự báo ngư trường khai thác hải sản theo nghề hoặc theo đối tượng/nhóm đối tượng. Ở Việt Nam hướng nghiên cứu này đã được áp dụng thành cơng trong xây dựng mơ hình và quy trình dự báo ngư trường nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển xa bờ. Các nghiên cứu dự báo ngư trường khai thác cho các đối tượng khác, vùng biển khác hầu như chưa có.

2) Vùng biển Đông Nam Bộ là ngư trường có trữ lượng, sản lượng và khả năng khai thác nguồn lợi hải sản lớn nhất cả nước, trong đó cá Ngừ Vằn, Ngừ Chấm và Chỉ Vàng là những lồi cá kinh tế rất có giá trị và chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng khai thác. Hiện tại nghiên cứu về các đối tượng này mới dừng lại ở phân bố, cấu trúc thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái... mà chưa đi sâu vào nghiên cứu theo định hướng tương quan cá-môi trường để tiến tới dự báo.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)