Phương pháp tính các yếu tố hải dương học, môi trường biển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 47 - 49)

Tính các yếu tố cấu trúc nhiệt

Các yếu tố cấu trúc nhiệt biển được tính theo các cơng thức thơng dụng trong hải dương học [10, 27], như sau:

- Dị thường nhiệt nước biển bề mặt (oC): Ano=T0–Ttb, trong đó T0 là nhiệt độ nước bề mặt, Ttb là nền nhiệt bề mặt (trung bình nhiều năm) tại điểm tính.

- Lớp đồng nhất trên là lớp nước tiếp giáp mặt biển, có độ dày H0 (m) được xác định theo tiêu chí trong lớp này có Gz =│TH0-T0│/H0<0,05oC/m, trong đó Gz là gradien nhiệt theo phương thẳng đứng trong lớp này, TH0- nhiệt độ tại độ sâu H0.

- Tương tự, lớp đột biến là lớp tiếp giáp lớp đồng nhất trên, có độ dày từ H0 đến H1 (m) được xác định theo tiêu chí trong lớp này có Gz =│T1-TH0│/(H1- H0) > 0,05oC/m.

Q trình tính H0 và H1 được thực hiện bằng cách liên tiếp kiểm tra giá trị Gz theo độ sâu, cho đến độ sâu tương ứng, nơi khơng cịn thỏa mãn tiêu chí đã cho.

- Độ sâu (m) các mặt đẳng nhiệt 20oC, 24oC (ký hiệu tương ứng là H20, H24) được xác định bằng nội suy tuyến tính giá trị nhiệt độ theo độ sâu từ nhiệt độ các tầng chuẩn.

- Gradien nhiệt theo phương ngang tại tầng nước H nào đó được xác định theo phương pháp cộng vectơ: 2 2 ) ( ) (GxH GyH GradH  GyH GxH tg  /

Trong đó GxH, GyH là gradien nhiệt theo phương vĩ tuyến và kinh tuyến tại

tầng H (m), α là hướng của GradH (lấy hướng N là 0 độ).

Độ muối nước biển: Sử dụng các số liệu độ muối nước biển tầng mặt

Chlorophyll-a: Sử dụng các số liệu hàm lượng chlorophyll-a tầng mặt

Dòng chảy biển

- Các thành phần vĩ tuyến (u) và kinh tuyến (v) của dịng chảy bề mặt được tính từ số liệu dị thường độ cao mực biển theo công thức [84]:

u = -(g/f),dz/dx v = -(g/f)dz/dy

trong đó g=980 cm/s2, f= 2ΩsinΦ; Ω=7,29x10-5 radian/s; Φ là vĩ độ địa lý, dz/dx và dz/dy tương ứng là biến đổi mực biển theo phương vĩ tuyến, kinh tuyến.

- Mật độ động năng rối:

Các yếu tố nêu trên (gọi chung là các yếu tố môi trường biển) được tính trung bình tháng, trung bình mùa và trung bình trên từng ơ lưới 0,5 x 0,5 độ kinh vĩ tại VBĐNB. Số liệu đưa vào tính tốn được lấy từ năm 1978 đến 2015 trong đó bao gồm cả dữ liệu thực đo và dữ liệu từ dự án Movimar. Ngoài ra, từ năm 2012-2015 các yếu tố hải dương học cịn được tính cho từng ngày (xem như giá trị tức thời) theo trung bình ơ lưới 0,5 x 0,5 độ kinh vĩ với nguồn dữ liệu từ dự án Movimar. Việc tính tốn này nhằm phục vụ đồng bộ dữ liệu hải dương học với dữ liệu cá theo

nguồn khảo sát, giám sát, nhất là sổ nhật kí khai thác, trong khi dữ liệu hải dương học từ dự án Movimar cũng là dữ liệu hàng ngày và bao phủ toàn bộ vùng biển nghiên cứu.

- Phân tích sự biến đổi của các yếu tố hải dương học, môi trường biển theo không gian, thời gian nhất định, luận án đã biểu thị chúng bằng các đường đẳng trị theo phương pháp nội suy khoảng cách trong GIS để xây dựng các bản đồ phân bố các yếu tố môi trường biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)