TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ 1 Vị trí địa lý và địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 26 - 27)

1.2.1 Vị trí địa lý và địa hình

Phạm vi nghiên cứu là vùng biển Đông Nam Bộ được xác định từ 06o00’N đến 11o30’N, và từ 105o00’E đến 113o00’E (hình 1.1). Vùng biển này có bờ biển kéo dài từ tỉnh Bình Thuận đến mũi Cà Mau, có các kiểu địa hình đường bờ biển phức tạp và đa dạng do nhiều nhân tố tác động đồng thời như thuỷ lực sông và thuỷ động lực biển. Đường đẳng sâu 10m phân bố phức tạp, khu vực có độ sâu từ 10 đến 15m có dải rất hẹp chạy song song với đường bờ, dạng bờ dốc, vịng cung. Khu vực có độ sâu từ 15 đến 50m trải rộng, thoải và độ dốc tương đối đều. Khu vực có độ sâu lớn hơn từ 50m trở lên có độ dốc tương đối lớn, đường đẳng sâu 100m mở rộng cách bờ tới 300 hải lý [3, 24, 36].

Đặc điểm phân bố trầm tích bề mặt đáy biển VBĐNB bao gồm [5, 42]:

+ Trầm tích tảng ở khu vực ngồi khơi Vũng Tàu có độ sâu khoảng 30m nước. + Trầm tích cát phân bố thành một đới dài từ Cà Ná mở rộng về phía nam: Loại cát lớn chiếm một dải hẹp và tạo thành dải cát bờ Phan Thiết- Hàm Tân và vùng Bạc Liêu; Loại cát nhỏ chiếm ưu thế trong vùng.

+ Trầm tích bùn chứa cát chỉ có ở khu vực ngoài khơi trước cửa sông Tiền, sơng Hậu tạo thành một diện tích hẹp.

+ Trầm tích bùn-cát cũng phân bố chủ yếu ở khu vực ngoài khơi với diện tích khơng lớn.

+ Trầm tích cát chứa bùn xét phân bố thành một dải hẹp từ ngồi khơi Phan Thiết xuống phía nam, phía ngồi là ranh giới của kiểu trầm tích sét biển khơi Biển Đơng.

+ Trầm tích bùn - sét, sét - bùn chiếm diện tích phân bố nhỏ trừ một hố và rãnh sâu ở vùng biển khơi Ninh Thuận-Minh Hải, ranh giới ngoài của dải bùn sét này gần trùng với đường đẳng sâu 20-22m.

+ Trầm tích sét là kiểu trầm tích chủ yếu ở biển khơi Việt Nam nói chung và Đơng Nam Bộ nói riêng.

Hình 1.1: Vùng biển Đơng Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)