Lựa chọn các yếu tố mơi trường biển cho phân tích tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 45 - 47)

Phương pháp nghiên cứu tương quan cá-môi trường thừa nhận nguyên lý tự nhiên giữa ngư trường và các điều kiện mơi trường có tồn tại mối quan hệ. Ngư trường ở đây được đặc trưng bởi giá trị CPUE, cịn điều kiện mơi trường chính là tồn bộ các yếu tố khí tượng, hải dương của vùng biển. Vấn đề là lựa chọn yếu tố môi trường nào trong nghiên cứu mối quan hệ này?

Trong sinh thái học nói chung và sinh thái học biển nói riêng, nhiệt độ mơi trường không chỉ là yếu tố sinh thái trội và quan trọng đối với bất kỳ hệ sinh thái nào, mà sự phân bố và biến động của nhiệt độ theo không gian, thời gian (thể hiện qua các đặc trưng cấu trúc nhiệt thẳng đứng và nằm ngang như lớp đồng nhất trên, lớp đột biến, các đới front, dị thường nhiệt...) cũng được xem như những chỉ thị sinh học. Ngồi ra, nhiều yếu tố mơi trường khác như thức ăn (thể hiện qua nguồn vật chất hữu cơ sơ khởi – chlorophyll-a), độ muối, độ đục, ơxy hịa tan, dịng chảy... và biến động của những yếu tố này cũng có ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến sự phân bố và tập tính của cá [2, 10, 39, 51, 90].

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về phân bố và di chuyển của cá ngừ theo độ sâu cho thấy, cá Ngừ Vằn, cá Ngừ Chấm chủ yếu sống ở tầng nước từ mặt đến độ sâu khoảng 150m, thường tập trung nhiều hơn ở lớp nước 50-80m [76]. Do vậy, để xem xét mối quan hệ giữa năng suất khai thác cá Ngừ Vằn, cá Ngừ Chấm với các yếu tố hải dương học, môi trường biển ở VBĐNB, luận án đã lựa chọn 14 yếu tố xuất hiện

chủ yếu trong phạm vi từ tầng mặt đến độ sâu 150m được cho trong bảng 2.5. Đây cũng là các yếu tố có thể dự báo được để phục vụ cơng tác dự báo ngư trường dựa trên mối quan hệ cá-môi trường.

Bảng 2.5: Các yếu tố được lựa chọn để nghiên cứu tương quan cá-môi trường đối với cá Ngừ Vằn và cá Ngừ Chấm ở vùng biển Đông Nam Bộ

TT Yếu tố Ký hiệu Đơn vị đo

1 Nhiệt độ nước biển tầng mặt T0 oC

2 Dị thường nhiệt độ nước biển tầng mặt Ano oC

3 Độ dày lớp đồng nhất trên H0 m

4 Độ sâu biên dưới lớp đột biến H1 m

5 Nhiệt độ biên dưới lớp đột biến T1 oC

6 Độ sâu mặt đẳng nhiệt 20oC H20 m

7 Độ sâu mặt đẳng nhiệt 24oC H24 m

8 Gradien cực đại theo phương ngang nhiệt bề mặt Grad0 OC/10km 9 Gradien cực đại theo phương ngang nhiệt tầng 50m Grad50 OC/10km

10 Độ muối nước biển tầng mặt Sal0 ‰

11 Hàm lượng chlorophyll-a Chlo mg/m3

12 Dị thường độ cao động lực bề mặt biển Alti cm

13 Mật độ động năng rối EKE cm2/s2

14 Tốc độ dòng chảy Spd_cur cm/s

Với cá Chỉ Vàng là đối tượng tập trung chủ yếu ở dải độ sâu 30-50m nước (chiếm khoảng 62,5%, bảng 2.6), luận án đã lựa chọn 10 yếu tố xuất hiện chủ yếu trong phạm vi từ tầng mặt đến độ sâu 50m (bảng 2.7).

Bảng 2.6: Tỷ lệ số mẻ lưới khai thác cá Chỉ Vàng (trong CSDL) theo các dải độ sâu

ở vùng biển Đông Nam Bộ

Dải độ sâu Tỉ lệ % <20m 8,1 20-30m 19,8 30-50m 62,3 50-100m 9,7 Tổng 100,0

Bảng 2.7: Các yếu tố được lựa chọn để nghiên cứu tương quan cá-môi trường đối với cá Chỉ Vàng ở vùng biển Đông Nam Bộ

TT Yếu tố Ký hiệu Đơn vị đo

1 Nhiệt độ nước biển tầng mặt T0 oC

2 Dị thường nhiệt độ nước biển tầng mặt Ano oC

3 Độ dày lớp đồng nhất trên H0 m

4 Gradien cực đại theo phương ngang nhiệt bề mặt Grad0 oC/10km 5 Gradien cực đại theo phương ngang nhiệt tầng 25m Grad25 oC/10km

6 Độ muối tầng mặt Sal0 ‰

7 Hàm lượng chlorophyll-a Chlo mg/m3

8 Dị thường độ cao động lực bề mặt biển Alti cm

9 Động năng rối EKE cm2/s2

10 Tốc độ dòng chảy Spd_cur cm/s

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)