Cá Ngừ Chấm (Euthynus affinis)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 34 - 36)

Cá Ngừ Chấm là một trong các lồi thuộc nhóm cá ngừ ven bờ (Neritic tuna) thuộc họ cá Thu ngừ (Scombridae) (hình 1.3). Đây là nhóm đối tượng khai thác có giá trị kinh tế, quan trọng của nghề khai thác cá ngừ của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Cá có chiều dài tới chẽ vây đuôi tối đa khoảng 100cm và trọng lượng khoảng 13,6kg, nhưng cá khai thác phổ biến trong khoảng 40-60cm. Cá trưởng thành (3-5 tuổi) ở các vùng biển khác nhau có độ dài khác nhau như ở vùng

biển Philippin độ dài đạt khoảng 40cm trong khi ở vùng biển Ả Rập khoảng 50- 65cm.

Hình 1.3: Cá Ngừ Chấm (Euthynus affinis)

Cá Ngừ Chấm là lồi sống ở vùng nước ấm có nhiệt độ trong khoảng từ 18,0- 29,0oC. Mặc dù vậy, chúng cũng có thể lặn tại các khu vực nước lạnh dưới 10,0oC ở vùng biển ôn đới [56]. Cá Ngừ Chấm phân bố ở các vùng nước ấm của Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, Đơng Phi, Ấn Độ, Srilanca, Inđônêsia, Malaysia, Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam…[53, 70, 88, 91, 94]

Ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản, cá Ngừ Chấm được tìm thấy tại vùng nước có nhiệt độ từ 18,0-28,0°C trong khi đó ở vùng biển Thái Lan loài này đánh bắt được cao nhất trong tháng 2, tháng 3 và tháng 4 với nhiệt độ bề mặt dao động trong khoảng 28,6-32,2oC [93, 94]. Nghiên cứu của Collette và Nauen (1983) cũng cho thấy, cá Ngừ Chấm là lồi sống ven các hịn đảo và quần đảo ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương trong vùng nước ấm với nhiệt độ từ 18°C đến 29°C [59].

Ngư cụ khai đối tượng này chủ yếu là lưới vây, lưới rê, kích thước cá khai thác được trong khoảng từ 24-45cm, chủ yếu là 36cm [59]. Theo báo cáo của FAO năm 2009, từ năm 1975 đến 1981, sản lượng khai thác cá Ngừ Chấm của thế giới dao động từ 44,000 đến 65,000 tấn/năm. Các nước có trữ lượng lớn nhất hiện nay là Philippin và Thái Lan. Loài này được coi là dồi dào ở nhiều nơi trong phạm vi phân bố của nó, đây là lồi có tính di cư cao, thích ở gần bờ biển, tạo thành các đàn lớn và thường kết hợp với các loài khác. Tại Indonesia, sản lượng cá Ngừ Chấm khai

thác được từ Ấn Độ Dương là lớn nhất trong số các loại cá ngừ khai thác được trong giai đoạn 2001-2010.

Ở Việt Nam, cá Ngừ Chấm phân bố chủ yếu ở vùng biển miền Trung và Nam Bộ, trữ lượng khoảng 23,9 nghìn tấn chiếm khoảng 2,1% trong nhóm cá thu, ngừ [5]. Mùa vụ khai thác quanh năm và khai thác chủ yếu bằng lưới vây và lưới rê, kích thước khai thác được trong khoảng từ 24-45cm, chủ yếu là 36cm.

Cho đến nay, ở Việt Nam những nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái, sự phân bố của đối tượng này rất ít đặc biệt là chưa có nghiên cứu cụ thể nào về biến động nguồn lợi cá Ngừ Chấm. Bên cạnh đó, nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng mơ hình dự cho đối tượng này hầu như chưa có cơng trình cơng bố nào. Do vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái, biến động nguồn lợi và xây dựng cơ sở khoa học cho việc dự báo ngư trường khai thác đối tượng này cũng như các loài cá ngừ nhỏ ven bờ là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương với năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển đông nam bộ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)