2.1.1 .Tình hình tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Vị Xuyên
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Thành tựu và hạn chế. * Thành tựu * Thành tựu
- Những chủ trương của Đảng, văn bản, chỉ thị, kế hoạch của cấp trên về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học đã được triển khai đến tập thể giáo viên, cán bộ - công nhân viên của trường.
- Cán bộ quản lý của các trường THCS đã nhận thức được việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Phổ cập giáo dục THCS đã được công nhận, nên hiệu trưởng các trường làm tốt công tác vận động giáo viên chủ nhiệm duy trì sĩ số học sinh.
- Cơ sở vật chất của các trường đang từng bước đầu tư và hồn thiện, tạo mơi trường xanh, sạch đẹp an toàn cho học sinh vui chơi và học tập.
- Xây dựng tốt nề nếp dạy học và giáo dục, phần lớn học sinh ngoan, lễ phép và chăm học.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ sĩ số học sinh qua việc đưa cụ thể chỉ tiêu duy trì sĩ số vào tiêu chuẩn thi đua.
- Cán bộ quản lý và giáo viên từng bước được chuẩn hóa, được nâng cao trình độ chun môn, nghiệp vụ.
* Hạn chế, tồn tại
- Các trường chưa xây dựng được một hệ thống biện pháp toàn diện, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng trường, mà chủ yếu là thực hiện các biện pháp theo chủ quan một cách rời rạc, chưa kết hợp được các biện pháp trong một thể thống nhất. Hầu hết hiệu trưởng chưa xây dựng được một kế hoạch chiến lược nhằm quy hoạch và phát triển nhà trường lâu dài.
- Chưa có biện pháp cụ thể và hữu hiệu ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học; nếu có thì chỉ dừng lại ở mức tổ chức, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, đánh giá nên kết quả là học sinh vẫn tiếp tục bỏ học.
- Chưa chú ý đúng mức đến việc hạn chế tình trạng học sinh yếu, kém nhằm giảm tối đa học sinh lưu ban là biện pháp cơ bản hạn chế tình trạng học sinh bỏ học hiệu quả. Nếu có bồi dưỡng HS yếu kém thì tổ chức cho cả lớp, khơng phân loại học sinh, không bồi dưỡng HS yếu kém theo từng đối tượng yếu, kém, nên kết quả yếu vẫn yếu, kém vẫn kém.
- Còn nhiều giáo viên chưa linh hoạt điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ học sinh yếu, kém; Chưa tâm lí trong nhận xét đánh giá, gây bất mãn cho học sinh vốn học yếu và chán học. Cịn có nhiều giáo viên chưa thường
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ xuyên sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp gây nhàm chán cho học sinh, không tạo được sức lôi cuốn các em đối với mỗi tiết học, với lớp, với trường.
- Còn nhiều nhà trường chưa chú ý đến các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh để kích thích học sinh hứng thú học tập.
- Biện pháp kết hợp với CMHS chưa hiệu quả; hoạt động của hội CMHS chưa có chiều sâu.
- GVCN, GVBM, và các đoàn thể trong nhà trường hoạt động chưa có sự gắn kết chặt chẽ.
- Công tác tham mưu với cấp ủy, Đảng chưa hiệu quả nên chưa được sự hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành, đồn thể, chưa có được sức mạnh tổng hợp trong việc phịng chống tình trạng học sinh THCS bỏ học.
2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn.
a) Thuận lợi:
- Chỉ thị 47 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nêu rõ một trong các nhiệm vụ trọng tâm là: các Sở, Phòng giáo dục Đào tạo, các trường cần tăng cường phối hợp với các hội và các cơ quan, đoàn thể để vận động, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho từng học sinh có hồn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại trường.
- Chỉ thị 40/ CT –BGDĐT của Bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo về phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoan 2008-2013. Xây dựng trường học thân thiện để học sinh có được mơi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, đảm bảo đầy đủ các quyền trẻ em theo công ước quốc tế.
- Chỉ thị số 06- CT/ TƯ của Bộ chính trị với cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Học sinh, sinh viên qua học tập về Bác ở các mơn học, bản thân có tình cảm thật sự với Bác và hình thành ý chí học tập vì đất nước, vì sự tiến bộ của bản thân.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 nêu rõ: đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và THCS. Đến năm 2020, 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 9 năm đúng độ tuổi.
- Công văn số 2148/BGD ĐT- VP ngày 14/3/2008 của Bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo. Công văn số 1157/UBND ngày 5/4/2008 của UBND tỉnh Hà Giang. Kế hoạch số 34/ KH-SGD ngày 4/7/2009 của giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. Công văn số 985/UBND-VX của UBND huyện Vị xuyên. Công văn số 514/KH- PGD-ĐT của phòng Giáo dục và Đào tạo Vị Xun về phịng chống tình trạng học sinh bỏ học, đã thể hiện rõ sự quan tâm của các cấp, các ban ngành đối với vấn đề bỏ học của học sinh.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng được củng cố và hoàn thiện về số lượng và chất lượng, rất tích cực học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đa số n tâm và gắn bó với nghề hơn, vì đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân dành cho sự quan tâm cụ thể về đời sống vật chất và tinh thần.
b) Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở Huyện Vị Xun cũng cịn khơng ít khó khăn như:
- Nhiều người còn xem nhẹ vấn đề học sinh bỏ học, họ cho rằng học sinh bỏ học chỉ là con số nhỏ; ngay cả một số cán bộ quản lý và giáo viên cũng nghĩ rằng học sinh bỏ học sẽ làm “nhẹ gánh”cho lớp, cho trường vì phần lớn học sinh bỏ học là học sinh yếu kém và chưa ngoan.
- Cịn nhiều gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn, hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học nên cho con em nghỉ học để giải quyết khó khăn trước mắt của gia đình.
- Một bộ phận giáo viên hạn chế về năng lực sư phạm, cũng như tâm lý sư phạm đã gây cho học sinh sự bất mãn trong học tập, dẫn đến học yếu và bỏ học.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Một số nơi chính quyền địa phương chưa sâu sát, chưa phối hợp và hỗ trợ kịp thời cho nhà trường trong vấn đề hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
2.4.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế * Nguyên nhân thành tựu * Nguyên nhân thành tựu
Phòng GD&ĐT đã quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với CBQL, GV; chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học; quan tâm bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV ở các nhà trường về phẩm chất chính trị và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Đội ngũ CBQL và GV: Các trường THCS huyện Vị Xun có đội ngũ CBQL nhiệt tình, trách nhiệm, vững vàng về trình độ QL, có uy tín với GV là cánh tay nối dài của Phịng GD&ĐT trong cơng tác QL xuống các nhà trường.
* Những hạn chế và nguyên nhân - Những hạn chế
+ Hệ thống biện pháp QL HĐ của Phòng GD&ĐT Vị Xuyên đối với các trường THCS tuy đã được thực hiện khá đồng bộ và phong phú song nhìn chung chất lượng thực hiện chưa cao, mới đạt mức trung bình.
+ Chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện chương trình, đánh giá kết quả giảng dạy GV. Phòng GD&ĐT còn thiếu các biện pháp QL để nâng cao năng lực của đội ngũ GV trong phạm vi các nhà trường trong huyện .
+ Một số cán bộ QL thiếu nhiệt tình, chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình.
+ Chất lượng đội ngũ một số cịn chưa thành thạo về chun mơn, nghiệp vụ. + Hồn cảnh, mơi trường, các phương tiện và điều kiện QL không thuận lợi. + Một số cán bộ QL chưa linh hoạt trong việc thực thi các biện pháp chỉ đạo từ các cấp, từ ngành Giáo dục, các biện pháp phần lớn là nặng về hành chính, chưa mở rộng dân chủ, chưa phối hợp tốt với cộng đồng, chưa tập trung dứt điểm từng nội dung cơ bản, chưa kiểm tra, đánh giá kịp thời, mức độ thực hiện các biện pháp yếu, thiếu đồng bộ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- Nguyên nhân của hạn chế
Yêu cầu đối với lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT ngày càng cao nhưng chế độ chính sách điều chỉnh chậm, chưa thật hợp lý; công việc số lượng lại nhiều, phạm vi quản lý rộng đòi hỏi họ phải có trình độ QL cũng như trình độ chuyên môn tương đối cao trong khi đãi ngộ còn hạn chế vì vậy việc điều động những CBQL và GV giỏi ở trường lên cơng tác ở Phịng GD&ĐT là rất khó khăn. Bộ phận chun mơn của Phịng GD&ĐT số lượng ít, đồng thời hạn chế về khả năng và kinh nghiệm.
2.5. Kết luận chƣơng 2.
Qua đánh giá thực trạng, nhận thấy vấn đề bỏ học của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vị Xuyên đang ở mức biến động dữ dội; biến động bởi tỷ lệ học sinh bỏ học có chiều hướng giảm, nhưng khơng phải giảm đều ở tất cả các trường, mà chỉ giảm ở một số trường, cịn những trường cịn lại thì tỷ lệ học sinh bỏ học lại tăng một cách đột biến. Nhìn chung các trường THCS vẫn cịn rất lúng túng trước thực trạng này, mặc dù đã có sự chỉ đạo từ các cấp, các ban ngành.
Trước tình hình học sinh bỏ học vẫn đang biến động như hiện nay, đòi hỏi ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Vị Xuyên phải bắt tay ngay vào việc xây dựng cho được một hệ thống biện pháp toàn diện, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng trường. Trong quá trình thực hiện các biện pháp, phải tận dụng và phát huy những điều kiện hiện có của nhà trường, đồng thời tranh thủ cho được các yếu tố ngoại lực, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc phịng chống tình trạng học sinh bỏ học. Đặc biệt phải chú ý đến việc kết hợp các biện pháp với nhau nhằm phát huy thế mạnh tổng hợp từ các biện pháp riêng lẻ để có thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ hạn chế tình trạng này.
Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có của một hệ thống các biện pháp QL nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vị Xuyên.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ BỎ HỌC Ở TRƢỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Căn cứ vào Hiến pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục và Điều lệ trƣờng THCS.
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” .
Tại điều 54 - Luật giáo dục quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm
quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” .
3.1.2. Căn cứ vào chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về hạn chế tình trạng học sinh bỏ học
Dân tộc Việt Nam đã cùng với nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức. Lời dạy của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Người đã khẳng định sức mạnh của tri thức, khẳng định tầm quan trọng của giáo dục trong việc: “… bước lên đài
vinh quang sánh vai với cường quốc năm châu…”. Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm đến vấn đề dân trí. Ngay khi mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù có biết bao cơng việc trọng đại phải chỉ đạo, Bác Hồ vẫn quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Năm 1947, Người chỉ thị: “Sự học tập trong nhà trường có ảnh
hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước mình. Vì vậy, cốt nhất là dạy cho học trò biết yêu nước, thương nịi… phải
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
dạy cho họ có ý chí tự lập, tự cường, quyết khơng chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” .
Lời dạy của Bác vẫn ln mới và cịn nguyên giá trị theo từng bước đi của dân tộc. Để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta chủ trương: “Muốn
tiến hành Cơng nghiệp hóa, hiện đại hố thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.(Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII). Muốn thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước thì Ngành Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương và mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục. Thực chất “Huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đi học, vận động học sinh bỏ học
đi học trở lại. phụ đạo học sinh yếu, tăng cường đội ngũ giáo viên” (Chỉ thị số
47/2008/CT-BGD-ĐT).
Bỏ học là vấn đề rất phức tạp, cho nên hạn chế tình trạng bỏ học là cơng việc đầy khó khăn và vất vả. Hạn chế tối đa tình trạng này là vấn đề đặt ra cho tồn xã hội, địi hỏi phải có sự kết hợp tổng hợp sức mạnh của tất cả các lực lượng “Phải
huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” như tinh thần Nghị
quyết Trung ương 4 ngày 14/01/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII.
3.1.3. Căn cứ vào chủ trƣơng của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc xây dựng trƣờng THCS thân thiện, học sinh tích cực
Mục đích của GD&ĐT là đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tương lai của đất nước, có nhân cách và trí tuệ, có sức khoẻ và kỹ năng sống, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế. Muốn có được những con người như vậy, cần có một mơi trường giáo dục thân thiện và tích cực để đẩy mạnh thi đua dạy tốt, học tốt. Chính vì thế, vào ngày