Biện pháp kinh tế-công nghệ

Một phần của tài liệu Hạn chế bỏ học ở trường Trung học cơ sở trong quản lý trường học trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 94 - 95)

2.1.1 .Tình hình tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Vị Xuyên

3.2. Các biện pháp hạn chế bỏ học ở trường thcs trên địa bàn huyện vị xuyên

3.2.4. Biện pháp kinh tế-công nghệ

a, Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp kinh tế là sự tác động của nhà quản lý đến đối tượng thơng qua các lợi ích kinh tế, tạo động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động. Cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này phải kết hợp hài hồ giữa lợi ích vật chất và động viên về mặt tinh thần. Tăng cường CSVC thiết bị là một trong những điều kiện thiết yếu của quá trình GD, là một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả của q trình này, nó là cơng cụ để GV HS thực hiện các HĐ dạy và học.

b, Cách thức thực hiện biện pháp.

Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị DH; nâng cấp, cải tạo phịng học bộ mơn đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất thiết bị DH.

Tích cực huy động đầu tư CSVC để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, và hàng năm tham mưu với Phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thiết bị đồ dùng.

Tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho trẻ, tổ chức tuyên dương, khen thưởng những gia đình có con hiếu học, khen thưởng những học sinh vượt khó học tốt.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Huy động các nguồn lực giúp học sinh có hồn cảnh khó khăn về kinh tế khó khăn trong cuộc sống, khơng có điều kiện đi lại trong khi trường lớp ở xa, thiếu cái ăn, cái mặc hỗ trợ sách giáo khoa, văn phòng phẩm, mua tài liệu đọc thêm, sách truyện, dụng cụ thể thao để thu hút các em vào hoạt động vui chơi giải trí.

Rõ ràng là nếu khơng có chính sách hỗ trợ thích hợp để giúp cho các em học sinh trong trường hợp này có thêm điều kiện để vươn lên học tập thì nguy cơ dẫn đến bỏ học là rất cao.

Trong mỗi nhà trường, mỗi thầy giáo, cơ giáo cần triển khai đồng loạt có hiệu quả các giải pháp về chuyên môn như đổi mới phương pháp giảng dạy, cải thiện các điều kiện học tập, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, cải tiến các hình thức tổ chức học tập linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.

c, Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đảm bảo cơ sở vật chất cho các hoạt động dạy hoc và GD trong nhà trường. Thực hiện huy động tiềm năng các cơ quan, đơn vị, tăng cường hỗ trợ điều kiện, cơ sở vật chất, tinh thần cho hoạt động giáo dục.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lí HS THCS để nâng cao hiệu quả quản lí (từ đó có thể nhanh chóng phát hiện và kịp thời ngăn ngừa HS bỏ học...)

- Xây dựng quĩ trường, quĩ lớp (Khen thưởng GV, CBQL có thành tích trong GD HS; hỗ trợ HS có hồn cảnh kinh tế khó khăn; giúp đỡ GVCN có hồn cảnh khó khăn để họ yên tâm công tác và quan tâm sâu sát đến HS....)

- Thực hiện khuyến học, khuyến tài, khuyến dạy, tôn vinh khen thưởng kịp thời những tấm gương điển hình tiên tiến trong các hoạt động của nhà trường.

- Chỉ đạo việc đối xử công bằng với học sinh trong mọi hoạt động và chú trọng việc biểu dương khen thưởng học sinh khi các em có biểu hiện tiến bộ.

Một phần của tài liệu Hạn chế bỏ học ở trường Trung học cơ sở trong quản lý trường học trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)