Biện pháp xã hội

Một phần của tài liệu Hạn chế bỏ học ở trường Trung học cơ sở trong quản lý trường học trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 90 - 94)

2.1.1 .Tình hình tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Vị Xuyên

3.2. Các biện pháp hạn chế bỏ học ở trường thcs trên địa bàn huyện vị xuyên

3.2.3. Biện pháp xã hội

a, Mục tiêu của biện pháp

Tổng hợp được sức mạnh bên trong và bên ngoài nhà trường trong việc phịng chống tình trạng học sinh THCS bỏ học, xây dựng được phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, phối hợp tổ chức quản lý chặt chẽ học sinh lúc ở trường cũng như ở nhà và ra ngoài xã hội, để kịp thời phát hiện những học sinh có nguy cơ bỏ học; Cộng đồng trách nhiệm, khai thác tiềm năng, hỗ trợ về vật chất, tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hồn cảnh khó khăn.

b, Cách thức thực hiện biện pháp

- Tham mưu để các cấp Uỷ Đảng có các văn bản chỉ đạo cụ thể, các ban ngành đưa công tác vận động học sinh bỏ học vào chương trình hành động, vào kế hoạch của ban ngành mình như: Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, các cơ quan dân vận các cấp… Từng thời điểm có nhận xét, đánh giá, tìm hiểu ngun nhân hạn chế để có biện pháp khắc phục.

- Trong văn bản xác định phương hướng, chủ trương chương trình hành động, phân cơng trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành đoàn thể thực hiện cơng tác phịng chống tình trạng học sinh bỏ học. Đặc biệt, phải tham mưu để tổ chức được các hội thảo phịng chống tình trạng học sinh bỏ học vào đầu mỗi học kỳ, với sự tham gia của tất cả các ban ngành, nhằm tổng hợp được sức mạnh của tập thể trong cơng tác đầy khó khăn này.

- Trong cơng tác tham mưu, nhà trường cần phải hết sức kiên trì, nhẫn nại, vận dụng nghệ thuật thuyết phục, đối thoại nhiều lần. Bởi vì, tình trạng học sinh bỏ học chưa được xem là vấn đề nóng và có sự chỉ đạo chặt chẽ như cơng tác PCGD

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ THCS. Hơn nữa, vẫn cịn nhiều nơi chưa có nhận thức đúng mức về mối nguy cơ do tình trạng bỏ học gây ra.

- Để tham mưu có hiệu quả tốt, nhà trường cần tạo lập được uy tín, niềm tin đối với cộng đồng. Đặc biệt là với đối tượng cần tham mưu như: cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương… bằng việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường.

- Bên cạnh đó, cần phải xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thơng qua các hình thức:

+ Họp định kỳ CMHS các lớp.

+ Ký kết các nội dung thoả ước trách nhiệm, phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý nề nếp học tập của học sinh ở trường cũng như ở nhà. Có sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm và bổ sung những điều cần thiết nảy sinh trong quá trình cam kết thực hiện thoả ước.

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị chu đáo nội dung họp cha mẹ học sinh, thảo luận thống nhất nội dung, biện pháp giáo dục học sinh cụ thể, phân công trách nhiệm của nhà trường và gia đình, tạo sự đồng thuận và mơi trường giáo dục thống nhất, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh được học và học được tốt. Kịp thời chia sẻ những khó khăn với học sinh, giúp các em gỡ bỏ vướng mắc, chuyên tâm học hành. Xác định nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc tổ chức giáo dục học sinh ở cộng đồng ý thức học tập, kết hợp trao đổi thông tin, kịp thời phát hiện học sinh hư, học sinh có nguy cơ tiền bỏ học, giúp nhà trường và gia đình có học sinh khơng ngoan, chưa có ý thức học tập kịp thời giáo dục các em, vận động để các em có thể trở lại trường, cũng như giúp gia đình nâng cao nhận thức trách nhiệm giáo dục con em về tầm quan trọng của tri thức.

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên thăm gia đình học sinh có hồn cảnh đặc biệt, phải hiểu rõ hồn cảnh tâm tư, tình cảm của học sinh, phải kịp thời giúp đỡ khi các em gặp khó khăn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ + Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình một cách gián tiếp, thơng qua sổ liên lạc báo cáo kết quả học tập của học sinh theo tháng, học kỳ, năm học và ý kiến phản hồi của cha mẹ học sinh đối với nhà trường. Hoặc có thể liên lạc qua trao đổi thư từ, điện thoại với cha mẹ học sinh. Hoặc có thể phối hợp với gia đình thơng qua ban đại diện hội cha mẹ học sinh trong việc bàn bạc, thống nhất thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, giúp nhà trường giải quyết những khó khăn trong q trình tổ chức giáo dục học sinh. Phối hợp cùng cha mẹ học sinh và nhà trường trong việc cảm hoá học sinh chưa ngoan, vận động học sinh trở lại trường, vận động các gia đình có hồn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho con em được đi học. Thực hiện huy động tiềm năng các cơ quan, đơn vị, tăng cường hỗ trợ điều kiện, cơ sở vật chất, tinh thần cho hoạt động giáo dục. Thực hiện khuyến học, khuyến dạy cùng nhà trường giám sát và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong và ngoài nhà trường.

- Để việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội thơng qua các tổ chức chính quyền, các ban ngành đồn thể nhằm thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý giáo dục liên tục, đồng bộ các nội dung nhằm phịng chống tình trạng học sinh bỏ học một cách hiệu quả. Nhà trường cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

+ Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở cộng đồng dân cư. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong địa phương, mỗi ban ngành đồn thể đều có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bỏ học. Để xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ, tồn xã hội cần quan tâm hưởng ứng cuộc vận động xây dựng gia đình văn hố, tạo dựng gia đình êm ấm, thuận hồ, ơng bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền.

+ Nhà trường chủ động soạn thảo, ký kết kế hoạch liên tịch, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng như: Cơng an; Đồn thanh niên; Hội Phụ nữ; Trung tâm văn hố – thơng tin - thể thao cùng tham gia quản lý, tuyên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ truyền, giáo dục kiểm sốt, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, phịng chống ma tuý, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các trường hợp có nguy cơ bỏ học… Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá, tinh thần lành mạnh cho cộng đồng dân cư.

+ Nhà trường và xã hội phối hợp tạo ra quá trình giáo dục thống nhất và liên tục. Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp tác động giáo dục phù hợp và đồng bộ với các lực lượng xã hội đối với học sinh. Muốn đạt hiệu quả tốt, nhà trường cần tạo điều kiện để mỗi người dân trong cộng đồng hiểu rõ, thấy rõ sự chênh lệch về mỗi lĩnh vực giữa những người có kiến thức và những người thất học, bỏ học. Tạo điều kiện để mỗi người dân trong cộng đồng có cơ hội nắm được thơng tin về giáo dục trong địa bàn, để người dân tham gia ý kiến về sự nghiệp giáo dục, về tổ chức hoạt động của nhà trường. Từ đó, sự phối hợp phịng chống học sinh bỏ học sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

+ Đối với những địa bàn trường có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhà trường cần phải chủ động kết hợp với các hội cựu giáo chức địa phương có uy tín để được hỗ trợ và giúp đỡ các em học sinh có hồn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học. Hay trong việc vận động các em bỏ học trở lại trường.

Muốn hạn chế tận gốc tình trạng học sinh bỏ học, cần phải thực hiện các biện pháp toàn diện, vừa mang tính chất hành chính, vừa mang tính chất thuyết phục. Lực lượng tác động chủ yếu là đội ngũ giáo viên trong nhà trường; các lực lượng ngoài nhà trường chủ yếu là hỗ trợ những trường hợp mà nhà trường gặp khó khăn.

c, Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tham mưu cho các cấp Uỷ Đảng ký các văn bản cụ thể, giao trách nhiệm cho các ban ngành đoàn thể trong huyện, xã, thị trấn cùng thực hiện hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.

- Xây dựng mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, trực tiếp và gián tiếp thơng qua một số hình thức hoạt động cụ thể.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội thông qua các tổ chức chính quyền, ban ngành đoàn thể, nhằm thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý giáo dục liên tục, đồng bộ nhằm phịng chống tình trạng học sinh bỏ học một cách có hiệu quả.

- Tổ chức tốt các câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.

- Phối hợp với cộng đồng địa phương tổ chức các hoạt động cộng đồng cho HS THCS nhằm lơi cuốn HS vào các hoạt động có ích và giảm những tác động xấu từ xã hội:

- Tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.

Một phần của tài liệu Hạn chế bỏ học ở trường Trung học cơ sở trong quản lý trường học trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)