2.1.1 .Tình hình tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Vị Xuyên
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Căn cứ vào Hiến pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục và Điều lệ trƣờng THCS.
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” .
Tại điều 54 - Luật giáo dục quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm
quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận” .
3.1.2. Căn cứ vào chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về hạn chế tình trạng học sinh bỏ học
Dân tộc Việt Nam đã cùng với nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức. Lời dạy của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Người đã khẳng định sức mạnh của tri thức, khẳng định tầm quan trọng của giáo dục trong việc: “… bước lên đài
vinh quang sánh vai với cường quốc năm châu…”. Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm đến vấn đề dân trí. Ngay khi mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù có biết bao cơng việc trọng đại phải chỉ đạo, Bác Hồ vẫn quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Năm 1947, Người chỉ thị: “Sự học tập trong nhà trường có ảnh
hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước mình. Vì vậy, cốt nhất là dạy cho học trò biết yêu nước, thương nịi… phải
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
dạy cho họ có ý chí tự lập, tự cường, quyết khơng chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” .
Lời dạy của Bác vẫn ln mới và cịn nguyên giá trị theo từng bước đi của dân tộc. Để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta chủ trương: “Muốn
tiến hành Cơng nghiệp hóa, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.(Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII). Muốn thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước thì Ngành Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương và mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục. Thực chất “Huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đi học, vận động học sinh bỏ học
đi học trở lại. phụ đạo học sinh yếu, tăng cường đội ngũ giáo viên” (Chỉ thị số
47/2008/CT-BGD-ĐT).
Bỏ học là vấn đề rất phức tạp, cho nên hạn chế tình trạng bỏ học là cơng việc đầy khó khăn và vất vả. Hạn chế tối đa tình trạng này là vấn đề đặt ra cho tồn xã hội, địi hỏi phải có sự kết hợp tổng hợp sức mạnh của tất cả các lực lượng “Phải
huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” như tinh thần Nghị
quyết Trung ương 4 ngày 14/01/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII.
3.1.3. Căn cứ vào chủ trƣơng của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc xây dựng trƣờng THCS thân thiện, học sinh tích cực
Mục đích của GD&ĐT là đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tương lai của đất nước, có nhân cách và trí tuệ, có sức khoẻ và kỹ năng sống, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế. Muốn có được những con người như vậy, cần có một mơi trường giáo dục thân thiện và tích cực để đẩy mạnh thi đua dạy tốt, học tốt. Chính vì thế, vào ngày
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 22/7/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD-ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cụ thể trong năm học 2008 - 2009, tập trung giải quyết 3 vấn đề: mỗi nhà trường đều có nhà vệ sinh và bố trí người dọn dẹp thường xuyên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh và cán bộ giáo viên; mỗi trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng đều nhận chăm sóc một di tích văn hố lịch sử cách mạng; mỗi nhà trường đều đưa trò chơi dân gian hoặc hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học. Qua đó, giáo dục các em lịng u nước, niềm tự hào dân tộc, kỹ năng sống, thái độ sống thích hợp và tích cực. Mơi trường học tập thân thiện học sinh tích cực, với mục đích thiết thực là làm cho học sinh cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, làm cho các em u ngơi trường của mình, u việc học tập để đi đến kết quả là giảm tỷ lệ học sinh bỏ học vì chán đến trường.
3.1.4. Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Giang, UBND huyện Vị Xuyên về việc phịng chống tình trạng học sinh bỏ học về việc phịng chống tình trạng học sinh bỏ học
Ngày 21/4/2010, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành công văn số 1420/UBND về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
Ngày 4/5/2010, UBND huyện Vị Xuyên đã ban hành công văn số 332/UBND- VX về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
UBND tỉnh Hà Giang và UBND huyện Vị Xuyên đã yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các cơ quan ban, ngành và các tổ chức xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
Riêng đối với ngành GD&ĐT thì: “Chỉ đạo tồn ngành, tăng cường quản lý, theo dõi, giúp đỡ, dạy học hai buổi/ngày để phụ đạo cho những học sinh có học lực yếu kém, đảm bảo cho các em theo kịp chương trình. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh - Xã hội và Sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp căn bản, lâu dài, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học”. “Xây dựng đội ngũ nhà giáo có năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức tốt để nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tỷ lệ học sinh học lực yếu, kém”.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
3.2. Các biện pháp hạn chế bỏ học ở trƣờng thcs trên địa bàn huyện vị xuyên
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lí, dựa trên cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp, tác giả đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THCS huyện Vị Xuyên như sau:
3.2.1. Nhóm biện pháp chỉ đạo của Phịng GD&ĐT
3.2.1.1. Biện pháp chỉ đạo về chuyên môn
a/ Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao năng lực quản lí lãnh đạo của cán bộ quản lí trường học và năng lực dạy học của GV từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, tạo môi trường giáo dục thuận lợi góp phần hạn chế học sinh bỏ học.
b/ Cách thức thực hiện
- Chỉ đạo đội ngũ CBQL cần nắm vững được những nội dung liên quan đến HĐ QL chuyên môn nhà trường.
- Tổ chức tập huấn cho CBQL và GV với những nội dung liên quan đến kiến thức và kỹ năng QL chuyên môn.
- Chỉ đạo đội ngũ CBQL không ngừng học tập về lý luận, chun mơn, nghiệp vụ, bố trí cơng việc để có thể tham gia các khố học bồi dưỡng về lý luận chính trị, về QL nhà nước, QL giáo dục.
- Chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện kế hoạch QL HĐ chuyên môn của Phòng GD&ĐT đối với từng trường THCS trên địa bàn.
- Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch QL nề nếp chuyên môn.
- Tổ chức cho CBQL và GV các nhà trường học tập những văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ GD&ĐT; những quy định của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lí và dạy học trên cơ sở thực tế. Thực hiện công tác giám sát đánh giá hoạt động chuyên mơn khách quan trung thực.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Thường xuyên thanh tra, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn ở các nhà trường.
c/ Điều kiện thực hiện
Cán bộ quản lí Phịng GD&ĐT phải có chun mơn vững vàng, có thực tế giảng dạy và từng là những GV có kinh nghiệm;
Nội dung và hình thức bồi dưỡng CBQL, GV phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng trường.
Giám sát thường xuyên và kịp thời điều chỉnh việc chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế.
Cơng tác đánh giá kết quả dạy học và quản lí phải khách quan, trung thực. Có chế độ chính sách khuyến khích CBQL, GV giỏi kịp thời.
3.2.1.2. Chỉ đạo về quản lí học sinh
a/ Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho các trường thực hiện tốt cơng tác quản lí học sinh, xây dựng mơi
trường sư phạm lành mạnh
b/ Cách thức thực hiện
- Chỉ đạo các trường tăng cường giáo dục truyền thống của địa phương và nhà trường cho HS để tăng động lực cho việc học tập. Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường. Yêu cầu tất cả các nhà trường có kế hoạch thực hiện, Phòng GD&ĐT thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và sau mỗi năm học đều có đánh giá kết quả thực hiện theo những tiêu chí cụ thể.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nội quy học tập cho HS. GV chủ nhiệm cho HS học tập, thảo luận và thực hiện tốt nội quy, hàng tháng căn cứ việc chấp hành nội quy để đánh giá xếp loại HS.
- Nâng cao vai trò của Đội thiếu niên tiền phong trong việc giáo dục tinh thần thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho HS. Các trường chỉ đạo tổ chức Đội
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ thiếu niên tiền phong xây dựng tốt phong trào tự quản trong HS, tổ chức tốt nền nếp truy bài đầu giờ. Chỉ đạo xây dựng môi trường học tập lành mạnh cho HS. - Chỉ đạo việc phối hợp giữa GV chủ nhiệm và GV bộ môn trong việc giáo dục, bồi dưỡng tinh thần thái độ, phương pháp học tập tích cực cho HS.
c/ Điều kiện thực hiện
Cán bộ quản lí Phịng GD&ĐT phải thường xun xuống các cơ sở để nắm bắt tình hình, tham mưu với UBND huyện đầu tư về CSVC cho các cơ sở GD để đảm bảo cho các hoạt động GD.
Tổ chức các nội dung và hình thức bồi dưỡng CBQL, GV về kĩ năng sống, kĩ năng quản lý học sinh. Đặc biệt bồi dưỡng cho GV làm công tác chủ nhiệm
Tổ chức thường xuyên các cuộc thi GVCN giỏi trong toàn huyện.
Công tác đánh giá trong và đánh giá ngoài các cơ sở GD phải thường xuyên, kết quả đánh giá phải khách quan, trung thực.
Có chế độ chính sách khuyến khích CBQL, GVCN giỏi có nhiều thành tích trong cơng tác quản lý học sinh.
3.2.2. Nhóm biện pháp quản lí ở cấp trƣờng THCS
3.2.1.1. Biện pháp hành chính
a/ Mục tiêu của biện pháp
Phương pháp hành chính tổ chức là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính. Phương pháp này thể hiện sức mạnh của tổ chức, xác lập trật tự kỷ cương trong nhà trường, bắt buộc mọi thành viên phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
b/ Cách thức thực hiện biện pháp
- Xây dựng qui chế làm việc giữa các bộ phận, phòng ban trong trường. - Xây dựng và phổ biến các qui định, nội qui về kỉ luật, nề nếp của HS - Xây dựng và phổ biến các văn bản cam kết giữa nhà trường và phụ huynh trong việc giáo dục HS và ngăn ngừa HS bỏ học.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Xây dựng và thực hiện các qui định về quản lí HS trong nhà trường (GV, Nhân viên, Cán bộ lớp): Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm dựa trên kế hoạch chủ nhiệm của nhà trường để lên kế hoạch chủ nhiệm lớp theo năm, tháng và tuần.
Trong công tác:
Giáo viên phải đến thăm phụ huynh học sinh của lớp mình phụ trách.
Giáo viên chủ nhiệm tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ và nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt cuối tuần nên đánh giá nhận xét lớp khoảng 10-15 phút thời gian còn lại tổ chức các hoạt động văn nghệ, thơ, ca… ( trách tình trạng biến tiết sinh hoạt cuối tuần thành những hình phạt, phê bình kiểm điểm học sinh làm cho học sinh chán nản và tiêu cực )
Giáo viên chủ nhiệm thay hiệu trưởng tổ chức cho học sinh học nội qui qui định của nhà trường, điều lệ trường trung học ký cam kết an tồn giao thơng đường bộ, ký cam kết phòng chống tệ nạn xã hội…
Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm phải thông báo kết quả học tập cho học sinh qua sổ liên lạc hoặc điện thoại, qua e-mail vào cuối tháng.
Giáo viên chủ nhiệm phát huy tốt vai trị của đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đồn để tổ chức tốt mọi hoạt động, kế hoạch chương trình phải có mục tiêu, phải được đánh giá chính xác, kịp thời. Hoạt động giáo dục địi hỏi việc đánh giá thận trọng khách quan, cơng bằng trung thực, tế nhị đúng lúc, đúng nơi . Mục đích đánh giá là giúp học sinh tự điều chỉnh, tự khẳng định mình, lạc quan, tự tin hơn trong học tập và rèn luyện .
c/ Điều kiện thực hiện
- Ban giám hiệu nhà trường phải:
Phải xây dựng kế hoạch năm học, cụ thể hóa các cơng việc. Xây dựng các hệ thống văn bản pháp quy chỉ đạo thực hiện.
Phải tích cực xây dựng đội ngũ nhà giáo thực sự có tinh thần yêu nghề, tận tụy với cơng việc. Chính lịng yêu nghề, yêu công việc sẽ giúp đội ngũ giáo viên mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều hơn cho cơng tác của mình trong đó có
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ cơng tác góp phần duy trì sĩ số của học sinh. Cơng tác tốt trong giảng dạy và quản lý mà đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp chính là những giải pháp ban đầu và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa học sinh bỏ học. Người giáo viên chủ nhiệm biết quan tâm thường xuyên đến học sinh của lớp mình hơn sẽ là một động lực rất lớn nhằm thúc đẩy học sinh siêng năng học tập và học tập tích cực hơn.
- GV bộ môn:
Lên lớp phải gương mẫu, chuẩn bị tốt bài giảng và sử dụng khai thác thiết bị có hiệu quả, phối kết hợp tốt các phương pháp để truyền đạt hướng dẫn học sinh học tập một cách có hiệu quả nhất .
Phải thường xuyên xây dựng câu hỏi kỷ năng ứng xử sư phạm tế nhị, tránh tình trạng xúc phạm đến nhân cách của học sinh