1.3. Khái quát chung về người giao nhận
1.3.5. Mối quan hệ của người giao nhận với các bên có liên quan
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận, người giao nhận thường xuyên liên hệ với nhiều cơ quan tổ chức khác nhau để hoàn tất các chứng từ giao nhận cần thiết và các thủ tục kiểm tra, kiểm sốt theo quy định của Nhà nước và nhanh chóng thực hiện giao nhận.
Có thể phân định các cơ quan tổ chức là các bên liên quan với người giao nhận thành 2 nhóm:
Các tổ chức của chính phủ
Các đơn vị, chi cục hải quan các cảng, cửa khẩu: để làm thủ tục hải quan, nộp thuế, kiểm hóa, soi chiếu…
Các đơn vị quản lý cảng, cửa khẩu: để nộp giấy lấy container, lấy vị trí bãi đỗ, thời gian làm thủ tục, thời gian ra vào cảng, đồng thời chuẩn bị cho khâu giao hàng lên tàu.
Các ngân hàng (trung ương, nhà nước) để thực hiện kiểm tra ngoại hối, giao dịch thanh toán, thực hiện bảo lãnh.
Các cơ quan kiểm dịch động - thực vật: trong các trường hợp nhận vận chuyển các loại hàng hóa động - thực vật có yêu cầu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng.
Các cơ quan giám định hàng xuất nhập khẩu: khi được uỷ thác, đối với các loại hàng hóa yêu cầu phải có chứng nhận giám định hàng xuất nhập khẩu của các cơ quan chức năng.
Các đơn vị cấp C/O: để nhận C/O.
Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực: đăng ký thông tin Công ty, hồ sơ xuất nhập khẩu.
18
Các Công ty xuất nhập khẩu: thường là người trực tiếp thực hiện hay giao uỷ thác cho người khác (người giao nhận) thực hiện cơng tác giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu.
Các Công ty vận tải: vận chuyển hàng và sắp xếp thực hiện giao nhận cùng với chủ hàng hay người giao nhận.
Công ty đại lý tàu biển: là người thay mặt cho người vận chuyển thực hiện các thủ tục, giấy tờ giao nhận, chứng từ liên quan đến giao nhận và vận tải hàng hố.
Cơng ty bảo hiểm: liên hệ để mua bảo hiểm hàng hóa, nhận giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hó, Cơng ty bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho hàng hoá nếu rủi ro xảy ra.
Các ngân hàng thương mại: để giao dịch thanh toán, thực hiện bảo lãnh