đường biển của Công ty CP XNK & Thương mại HTP
3.1.1. Phát triển dịch vụ giao nhận bằng đường biển của Việt Nam trong thời gian tới tới
Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhất trên thế giới. Mặt khác, với hơn 3.260km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vận tải đường biển của nước ta còn chưa phát triển đúng tầm và cịn chứa đựng nhiều thách thức. Do đó, việc xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới vận tải hàng hải và cơ sở hạ tầng liên quan cho nước ta là một yêu cầu hết sức cấp bách và thiết thực để đưa vận tải biển Việt Nam hội nhập và chiếm vị trí xứng đáng trong mạng lưới vận tải đường biển khu vực châu Á và trên thế giới.
Nước ta hiện có 39 cảng biển được chia thành 6 nhóm.
- Nhóm 1: Cảng biển phía bắc từ Quảng Ninh tới Ninh Bình. - Nhóm 2: Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh;
- Nhóm 3: Trung Trung bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi; - Nhóm 4: Nam Trung bộ từ Bình Định đến Bình Thuận; - Nhóm 5: Đơng Nam bộ;
- Nhóm 6: Đồng bằng sơng Cửu Long.
Các cảng biển cũng được thiết kế chuyên dụng, phân định thành 3 loại: - Cảng tổng hợp quốc gia
- Cảng địa phương (có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ chủ yếu trong phạm vi địa phương đó)
- Cảng chuyên dùng (phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tập trung, hàng qua cảng có tính đặc thù chun biệt như dầu thô, than, quặng).
Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng hóa và đặc biệt là hàng hóa container vận chuyển bằng đường biển đang tăng trưởng với tốc độ cực kỳ cao, trên 20%/năm trong giai đoạn 2001-2008. Tuy nhiên phân bố lượng hàng được vận chuyển qua hệ thống các cảng là không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và TP.HCM. Trong khi đó, các cảng ở khu vực khác đang hoạt động dưới cơng suất do thiếu nguồn hàng hóa bốc xếp. Thêm vào đó, tốc độ nâng cấp
52
xây mới các cảng chính lại khơng theo kịp tốc độ phát triển hàng hóa, dẫn đến tình trạng q tải trầm trọng đối với các cảng biển.
Ngồi ra cảng biển Việt Nam cịn có một số điểm hạn chế và thách thức như: - Do yếu tố lịch sử, các cảng lớn của Việt Nam đều nằm gần các thành phố lớn và ở sâu phía trong khu vực cửa sơng nơi chịu ảnh hưởng bởi sa bồi và thủy triều. Chính vì thế, các tàu trọng tải lớn có mớn nước sâu khơng thể cập các hệ thống cảng này để bốc xếp hàng hóa.
- Diện tích chật hẹp của khu vực thành thị khiến việc mở rộng hệ thống kho bãi cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan gặp nhiều khó khăn.
- Phương tiện bốc dỡ và hệ thống kho hàng có năng lực hạn chế đã làm giảm tốc độ hàng hóa thơng qua cảng.
- Hệ thống phân phối hậu cần nội địa chưa phát triển, còn nghèo nàn và hoạt động kém hiệu quả, góp phần làm tăng tổng chi phí vận tải hàng hóa.
- Cịn ít các dịch vụ liên quan đến cảng và vận tải biển. Việt Nam hiện nay khơng có một cảng biển trung chuyển tầm cỡ khu vực, chính điều này khiến hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ phải trung chuyển ở các cảng Singapore và Malaysia, làm tăng chi phí vận tải lên đến 20%.
Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam
“Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng
cao, chi phí hợp lý, an tồn, hạn chế ơ nhiễm mơi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” - đó là một trong những mục tiêu của
Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009.
Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phịng của đất nước.
Trên cơ sở các phân tích về các nhân tố tác động đến sự thành công của cảng biển cũng như xu hướng phát triển cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam, cùng với cơ sở từ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 thì các định hướng phát triển hàng hải và cảng biển Việt Nam tập trung:
53
Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27-30%, kết hợp chở th hàng hóa nước ngồi trên các tuyến vận tải quốc tế.
Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110-126 triệu tấn vào năm 2015; 215-260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5-2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9-10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020.
Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu...) và tàu trọng tải lớn. Năm 2010 có tổng trọng tải 6-6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT đến năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình qn 12 năm.
Về cơng nghiệp tàu thủy, đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, cơng trình...
Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại...
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển dịch vụ giao nhận bằng đường biển của Công ty CP XNK & Thương mại HTP của Công ty CP XNK & Thương mại HTP
3.1.2.1. Mục tiêu :
Giai đoạn 2019 đến 2020 có nhiều biến động do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 song Cơng ty HTP Logistics đã có sự phát triển và trưởng thành đáng kể trong 3 năm qua. Trước những thuận lợi cũng như khó khăn cịn tồn đọng thì ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra những mục trong thời gian tới như sau:
Mục tiêu về thương hiệu
HTP Logistics cố gắng phấn đấu trở thành Công ty cung ứng dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa nội địa và khai báo hải quan hàng đầu Việt Nam và có tên tuổi trong vịng 15 năm tới.
Mục tiêu về tài chính
Doanh thu tăng trưởng trung bình 20 % / năm, lãi rịng vốn đạt 25 % - 40 %.
54
Là đối tác chiến lược, lựa chọn hàng đầu của đại lý trong và ngoài nước, của các hãng tàu lớn nhỏ trên trưởng quốc tế. Từ đó là cơ sở để đứng vững trên thị trường để phát triển, cạnh tranh công bằng với các đối thủ cùng ngành
- Cơng ty sẽ tập trung vào các dịch vụ chính + Khai báo hải quan : 40 % -45 % doanh thu + Vận chuyển nội địa : 30 % -35 % doanh thu + Thương mại điện tử : 20 % -25 % doanh thu
3.1.2.2. Phương hướng
Một là Công ty phấn đấu gia tăng giá trị và sức mạnh cạnh tranh trên thương trường. Công ty định hướng trong giai đoạn từ 2022-2025 sẽ nỗ lực tìm cách giảm chi phí song song với việc nghiên cứu và cải thiện chất lượng dịch vụ logistics ngày càng hồn thiện hơn và hài lịng với khách hàng hơn.
Hai là tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng tại các thị trường nhập khẩu chủ lực có đóng góp nhiều vào tổng doanh thu hàng năm. Đẩy mạnh hoạt động giao nhận đối với các mặt hàng là máy móc thiết bị đem lại nguồn thu lớn cho Cơng ty. Đồng thời cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng hơn nhằm đáp ứng tốt hơn những nhu cầu mới của thị trường
Ba là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống trong nước cũng như quốc tế, các hãng tàu uy tín, các nhà cung cấp, các đại lý uy tín và các cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm thủ tục và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng.Cùng với đó là đầy mạnh nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới