Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cp xnk thương mại htp (Trang 28 - 31)

1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

1.4.1.1. Khái niệm

Vận tải hàng hóa bằng đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tàu biển, các thiết bị xếp dỡ để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.

Thông qua khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa, tả có thể hiểu - “ Giao nhận hàng hóa bằng đường biển tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa bằng đường biển từ nơi người gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).

1.4.1.2. Đặc điểm

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển ngoài các đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung cịn có một số đặc điểm riêng của nó :

Thứ nhất, vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn, phương tiện trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại các cảng giảm nhờ sử dụng các container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông qua một cảng biển rất lớn, ví dụ như cảng Rotterdam (Hà Lan) : 322 triệu tấn hàng năm, cảng Hồng Kông 18,6 triệu TEU / năm, Singapore : 164 triệu TEU / năm, Busan

19

9,3 triệu TEU / năm (năm 2002) Ơng Nguyễn Đinh Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, năm 2019, sản lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt 654,6 triệu tấn (không bao gồm sản lượng hàng hó a quả cảnh khơng bốc dỡ) tăng 14 % so với năm 2018 ; Khối lượng hàng container ước đạt 19,35 triệu TEU, tăng 6 %.

Thứ hai, vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả với các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mô.

Thứ ba, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải tháp. Các tuyến đường hàng hải hầu hết là những tuyến đường giao thơng tự nhiên khơng địi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản trừ việc xây dựng các kênh đảo và hải cảng.

Thứ tư, giá thành vận tải biến rất thấp. Giả thành vận tải đường biển xếp vào loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tài tàu biển lớn cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải đường biển rất cao. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn.

Thứ năm, đối với vận tải đường biển, tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tài thấp, chi phí cao hơn vận tải đường sơng một ít.

Thứ sáu, vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện hàng hãi Các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hãi như mắc cạn, đắm, cháy, đầm va nhau, đâm phải đã ngầm, mất tích,. Theo thống kê, của các Công ty bảo hiểm, trung binh hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu biển bị các tai nạn trên biển, trong đó có nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ.

Thứ bảy, tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp. Tốc độ của các tàu biển chỉ khoảng 14-20 hải lý giờ. Tốc độ này là thấp so với tốc độ của máy bay, tàu hỏa. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng các tàu biển có tốc độ cao hơn nhiều.

1.4.2. Nguyên tắc giao nhận hàng hóa tại cảng biển

Cơ sở pháp lý Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải

+ Bộ luật Hàng hải Việt Nam + Bộ luật Thương mại

+ Luật Hải quan

20

+ Các văn bản luật của nước xuất nhập khẩu nước ngoài + Các công ước, nghị định quốc tế

+ Incoterm 2000, 2010, 2020 + UCP 600

+ Công ước viên 1980 + Công ước Bnxen 1924 + Công ước Hamburg 1978

Việc giao nhận hàng hóa được tiến hành theo các phương pháp do các bên lựa chọn, thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất

1.4.3. Phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Giao nhận hàng nguyên container (FCL) FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng ra khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc đóng vào nhiều container, người ta thường thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng

Giao nhận hàng lẻ (LCL) LCL là những lỗ hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào – ra khỏi container. Khi gửi hàng, nếu hàng khơng đủ đóng nguyên một container thì chủ hàng có thể gửi hàng theo phương thức giao nhận hàng lẻ

1.4.4. Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển

Đứng trước xu thế tồn cầu hóa hiện nay, ngành vận tải biển đã dần trở thành một trong những phương thức hữu hiệu để thực hiện việc luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Bởi thế cho nên đây được xem như loại hình vận tải có nhiều đóng góp quan trọng trong q trình phát triển kinh tế quốc tế. Ở tại Việt Nam, dich vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể trở thành một trong những ngành “chủ lực”.

Xuất hiện từ khá sớm, vận tải biển đã dần trở thành yếu tố chủ chốt trong tăng trưởng kinh tế của nước ta.Đặc biệt, cùng với số lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, vai trò của - vận tải biển trong phát triển kinh tế là hồn tồn khơng thể phủ nhận. Vận tải biển cũng chính là phương tiện cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và phân phối sản phẩm đi khắp các khu vực trong & ngồi nước.

Có thể nói loại hình vận tải này là nền tảng để thúc đẩy phát triển sản xuất của nhiều ngành kinh tế. Cũng từ đó đã góp phần tạo mọi điều kiện hình thành và phát triển cho nhiều ngành công nghiệp quốc gia.

21

Khơng chỉ vậy, vận tải biển cịn mang lại nguồn thu không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Theo đó, mỗi tàu hàng khi vào lãnh hải quốc gia đều phải trả chi phí, nhờ vậy mà cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường càng ngày càng phát triển lên một tầm cao mới. Đáng nói hơn cả là vận tải biển cũng mỡ ra nhiều cơ hội việc làm trong thời gian qua, tử đó đưa ngành vận tải trở thành yếu tố quan trọng trong việc giải quyết hiệu quả tình trạng đói nghèo, thất nghiệp. Đồng thời đây cịn là phương thức góp phần thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cp xnk thương mại htp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)