Khái quát về thị trường hồ tiêu EU

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 27 - 30)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU

2.1. Khái quát về thị trường hồ tiêu EU

2.1.1. Đặc điểm tiêu dùng của người dân các nước EU

EU là khu vực rộng lớn gồm nhiều quốc gia đông dân và lớn mạnh trên thế giới, tiêu thụ nhiều sản phẩm nông sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Do có sự tham gia của nhiều quốc gia nên đặc điểm tiêu dùng của các nước cũng có sự khác nhau. Trên bản đồ thế giới, hồ tiêu đã và đang có vị thế vững chắc tại thị trường nước ngồi, có thị trường riêng và chiếm tỷ trọng kim ngạch cao trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu ra nước ngoài. Về mặt hàng hồ tiêu, EU là thị trường tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ. Có thể thấy, các quốc gia thuộc EU ln dành cho hồ tiêu Việt Nam sự ưu ái nhất định khi hàng năm lượng nhập khẩu vào các nước EU đều tăng trưởng khá ổn định. Theo các chuyên gia, ngành hồ tiêu Việt Nam đang cố gắng tìm hướng phát triển bền vững trong tương lai và giữ được vị trí nhất định đối với EU.

Theo Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, ngành hồ tiêu của Việt Nam đang có dấu hiệu khởi sắc hơn khi Hiệp định EVFTA được ký kết và đưa vào thực thi. Tại Đức, một trong những thị trường rộng lớn hàng đầu EU trong 7 tháng đầu năm 2021, Đức đã nhập khẩu 8.000 tấn hồ tiêu, tương đương với 23,4 triệu USD, tăng 53,3% về lượng và 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đức nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam là những nguyên liệu thô chưa qua chế biến để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến hồ tiêu tại nước họ. Ba Lan là nước nhập khẩu hồ tiêu ổn định mặc dù hầu hết nguồn cung cho quốc gia này đều xuất phát từ nhà tái xuất châu Âu. Hà Lan là nhà kinh doanh hồ tiêu lớn tăng 20,2% trong năm 2019 nhất là sau khi Hiệp định EVFTA được ký kết. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu từ Việt Nam được đẩy mạnh là do Hà Lan đang tăng cường nhập khẩu nông sản để phục vụ cho người tiêu dùng nội địa. Sau khoảng 2 năm chiến đấu với dịch bệnh, Hà Lan đã khơng có khả năng cung cấp và vốn là nước hầu như không trồng hồ tiêu nên việc thiếu hụt nguồn cung trong nước khiến Hà Lan bắt buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài để đáp ứng đủ nhu cầu nội địa. Theo ông Nguyễn Hải Tịnh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Hà Lan, quốc gia này trở thành một trong những điểm nhập khẩu chính hồ tiêu của Việt Nam là do các thương nhân nước này muốn phân phối sản phẩm giá rẻ tới nhiều nước khác để thu lợi nhuận.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cuối năm 2019 có xảy ra dịch bệnh Covid 19 nhưng khó khăn đó vẫn khơng thể cản trở việc xuất khẩu hồ tiêu sang Pháp. Năm 2019, Pháp đã tăng lượng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam lên 3.691 tấn trong đó tiêu hạt chiếm 58% tương đương 2.148 tấn và tiêu xay chiếm 42% tương đương 1.543 tấn. Hồ tiêu được nhập khẩu vào Pháp đều là những loại đã qua chế biến. Pháp phải nhập khẩu hồ tiêu từ

19

thị trường ngoài khối nhiều như vậy một phần là để cung cấp cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, Pháp nhập khẩu hồ tiêu đã qua chế biến để phân phối cho các nước khác. Trong đó, châu Âu có tới 5 quốc gia nhập khẩu hồ tiêu từ Pháp.

Bảng 2.1. Sản lượng hồ tiêu Pháp phân phối tới 5 quốc gia

Quốc gia Số lượng (tấn)

Hoa kỳ 1.077 Ba Lan 909 Ý 744 Anh 487 Bồ Đào Nha 144 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tuy nhiên, việc Pháp nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam sau đó xuất khẩu sang các nước khác vẫn không gây ảnh hưởng lớn đối với việc xuất khẩu của Việt Nam. Hàng năm, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất của Việt Nam. Năm 2020, xuất khẩu hồ tiêu của Pháp giảm là do Ba Lan và Anh đã chuyển sang nhập khẩu trực tiếp sản phẩm từ Việt Nam mà không thông qua Pháp nữa. Điều này cho thấy, các quốc gia đang dần dành sự tin tưởng cho sản phẩm nông sản của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm hồ tiêu.

Đặc điểm tiêu dùng chung của người dân các nước thuộc EU có phần đặc biệt khắt khe. Không chỉ khắt khe trong cách lựa chọn các sản phẩm từ phía người tiêu dùng mà còn khắt khe và nghiêm ngặt trong việc đặt ra các quy định đối với các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường EU. Nhìn chung, các nước EU chủ yếu nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam kể cả nguyên liệu thô chưa qua chế biến và đã qua chế biến để phục vụ cho việc xuất khẩu ra các nước cùng khối hoặc các nước khác trên thế giới. Hồ tiêu Việt Nam có giá xuất khẩu rẻ và là nhà cung cấp số lượng lớn nên dễ dàng đáp ứng được khối lượng lớn nhu cầu của các nước EU. Đồng thời, hồ tiêu Việt Nam có thể khơng đạt đủ tiêu chuẩn nhập khẩu và chưa được biết tới tại một số thị trường khác nên các nước trong EU đã nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam về để xuất khẩu dựa trên danh tiếng và uy tín của quốc gia đó. Pháp, Đức và một số quốc gia khác được biết tới là các quốc gia tiêu dùng chất lượng vậy nên việc xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã giúp các nước đó đạt được tỷ trọng xuất khẩu khả quan trong một vài năm gần đây.

2.1.2. Chính sách của EU đối với mặt hàng hồ tiêu

Để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngồi đặc biệt là các mặt hàng nơng sản cần phải có các chứng nhận đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Xuất khẩu vào thị trường EU không chỉ tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam mà còn phải đối mặt với nhiều

20

thách thức không hề nhỏ như đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm soát nhập khẩu. Các nhà sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mà các nước nhập khẩu đề ra nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Các quy định, tiêu chuẩn sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại sản phẩm, nước nhập khẩu, tiêu chuẩn quốc tế nói chung. Nếu khơng tn thủ các quy định mà nước nhập khẩu đề ra, sản phẩm của nước xuất khẩu sẽ bị từ chối, tạo hình ảnh xấu, làm mất uy tín chất lượng sản phẩm đối với các thị trường nước ngoài khác.

Về quy định ghi nhãn mác: quy định cơ bản trên mỗi nhãn mác gắn trên sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu cần có đầy đủ thơng tin như tên nước xuất xứ, tên sản phẩm, chủng loại, khối lượng tịnh, thời hạn sử dụng, thành phần, màu sắc, hình dạng sản phẩm,… Theo quy định của Cộng đồng châu Âu, hồ tiêu khi nhập khẩu vào các nước thuộc khu vực này cần đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng và ghi nhãn. Nhãn mác phải rõ ràng, thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm, thành phần và thông tin của nước sản xuất ra mặt hàng hồ tiêu. Màu sắc bao bì bên ngồi phải rõ ràng, hình ảnh rõ ràng, khơng q khác so với sản phẩm thực tế.

Về quy định an toàn thực phẩm: các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm hồ tiêu mà họ sản xuất ra từ khâu thu hoạch, làm sạch cho đến chế biến, đóng gói hồn chỉnh. Mục đích của quy định này là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, tránh các nguy cơ tiềm tàng khác như rủi ro về nguồn gốc xuất xứ, ô nhiễm vi sinh vật, gây hại cho môi trường. Thứ nhất, mức dư lượng tối đa cho phép đối với các sản phẩm hồ tiêu đều có mức độ cho phép nhất định. Theo Báo hải quan, EU đã điều chỉnh mức độ cho phép dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của hồ tiêu nhập khẩu vào EU từ 0,1 ppm xuống còn 0,05 ppm. Trường hợp các nước trong EU chưa đưa ra quy định cụ thể nào về mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng đó thì mới được phép nhập khẩu vào nước họ. Thứ hai, về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, EU yêu cầu làm rõ và có giấy chứng nhận nguồn gốc hồ tiêu trước khi nhập khẩu vào thị trường này. Nhiều quốc gia đang tăng cường kiểm sốt tại tất cả các cơng đoạn sản xuất, chế biến và phân phối hồ tiêu để đảm bảo hồ tiêu khơng bị nhiễm các loại hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng, các vấn đề khác liên quan tới mơi trường. Việc kiểm sốt nguồn gốc hồ tiêu giúp loại bỏ các sản phẩm bị ơ nhiễm hóa chất, xác định vấn đề an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Về chứng nhận mơi trường: tại một số quốc gia trong đó có các quốc gia thuộc khu vực EU đã có yêu cầu về chứng nhận môi trường. Họ chuộng sử dụng các sản phẩm hữu cơ hơn trước. Các sản phẩm từ trang trại hữu cơ luôn được ưu tiên và có giá thành cao hơn các loại nơng sản khác. Hồ tiêu của Việt Nam đang và sẽ hướng tới việc phát triển

21

trang trại trồng trọt hữu cơ trong một vài năm gần đây, có thể phát triển mạnh vào năm 2025 khi mà các biện pháp kiểm sốt an tồn được thực hiện nghiệm ngặt trong nước. Sản phẩm hữu cơ là sản phẩm khơng sử dụng các hóa chất tổng hợp và cây trồng biến đổi gen, đẩy mạnh các biện pháp trồng trọt truyền thống như ghép cành, chiết cành,… để duy trì tuổi thọ của cây trồng. Một số yêu cầu áp dụng cho cây hồ tiêu là chọn hạt giống tốt, duy trì độ phì nhiêu của đất, khơng sử dụng các loại thuốc kích thích gây biến đổi gen. Đồng thời sử dụng phân bón hữu cơ để phịng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Để có được chứng nhận về mơi trường, Việt Nam phải thực hiện theo đúng quy trình từ ni trồng cho đến thu hoạch, chế biến, đóng gói sản phẩm. EU kiểm tra và ln đặt tiêu chí về mơi trường lên hàng đầu, rất nhiều sản phẩm hồ tiêu ở các quốc gia khác xuất khẩu sang đã bị từ chối vì khơng đạt chứng nhận môi trường này.

Chứng nhận ISO là chứng nhận được cấp bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế, đại diện cho ngành công nghiệp và tiêu dùng. Nhiều tiêu chuẩn ISO được sử dụng làm tiêu chuẩn để quản lý môi trường, được áp dụng cho hầu hết các ngành hàng muốn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đối với hồ tiêu chứng nhận ISO được cấp khi đạt đủ các thủ tục yêu cầu như chứng nhận về cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, có kết quả kiểm nghiệm hồ tiêu, giấy công bố sản phẩm hồ tiêu đạt chuẩn về an toàn thực phẩm.

Tất cả các chứng nhận trên đều là các chứng nhận cơ bản mà hầu hết các nước trong khu vực EU yêu cầu kiểm tra trước khi nhập khẩu mặt hàng nơng sản nước ngồi. Việt Nam luôn cố gắng để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường như trên. Tuy nhiên, bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các quy định, Việt Nam cũng thường gặp phải một vài khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường EU, đặc biệt là đối với quy định về an tồn thực phẩm. Vì vậy, Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam cần tìm cách hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép và tìm cách khắc phục tình trạng vượt ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)